TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
73
Tình hình triển khai công tác hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành
và thực thi một số chính sách hỗ trợ riêng cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như: Nghị
định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính
phủ về trợ giúp phát triển cho DNNVV; Nghị định
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về
trợ giúp phát triển DNNVV; Kế hoạch phát triển
DNNVV giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-
2015; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho
DNNVV; Quỹ Bảo lãnh DNNVV… Gần đây nhất
là Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển
DN đến năm 2020. Như vậy, chúng ta đã có nhiều
cơ chế, chính sách hỗ trợ cho DN nói chung và
DNNVV nói riêng.
Hiện thực hóa các chủ trương trên, các địa
phương đã chú trọng đến công tác hỗ trợ pháp lý
cho DN, nhất là DNNVV. Tuy nhiên, theo đánh
giá của nhiều tổ chức đại diện cho DN, chính sách,
chương trình hỗ trợ cho DN trong thời gian qua đã
bộc lộ một số bất cập cả về thể chế, chương trình,
phương thức thực hiện hoạt động hỗ trợ DN như:
Thứ nhất,
nhiều chủ DN, đặc biệt là các DNNVV
đi lên từ mô hình sản xuất nhỏ, không được đào
tạo hoặc bồi dưỡng bài bản về kiến thức pháp luật,
thường làm việc theo thói quen, cho nên không
nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật
trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn còn
có quan niệm cho rằng, pháp luật là câu chuyện
của Nhà nước đặt ra để trói buộc DN và nếu không
có “chạy chọt” để “cởi trói” thì dù có giỏi pháp
luật đến mấy cũng không thể làm được. Thực tế
cho thấy, tuy chưa hoàn toàn loại trừ được tiêu
cực nhưng nếu DN am hiểu pháp luật, thì doanh
nghiệp có thể tự bảo vệ mình trước các rủi ro pháp
lý trong kinh doanh cũng như dễ dàng hơn trong
các giao dịch hành chính đối với cơ quan Nhà nước.
Thứ hai,
hệ thống pháp luật ngày càng phức tạp.
Việc áp dụng các văn bản pháp luật cũng không
hề dễ dàng do có nhiều văn bản cùng điều chỉnh
về một vấn đề, thậm chí lại do nhiều cơ quan khác
nhau ban hành. Cơ chế đảm bảo thực thi các quy
định của pháp luật hiện nay cũng có nhiều bất
cập. Nhiều văn bản luật có tính chất tuyên ngôn,
định hướng, khuyến khích, chưa đưa ra các quy
định cụ thể, rõ ràng, thế nên các DN, cơ quan Nhà
nước không biết áp dụng như thế nào cho chuẩn,
cho nên tình trạng là áp dụng thế nào cũng được
thường xuyên xảy ra.
Thứ ba,
công tác hỗ trợ pháp lý cho DN thời gian
qua tuy đã được quan tâm sang chưa kịp thời. Đội
ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho DN còn
ít về số lượng, chưa thường xuyên được đào tạo,
bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng hỗ
trợ pháp lý cho DN. Bên cạnh đó, đa số cán bộ làm
việc kiêm nhiệm, do đó, chất lượng công tác hỗ trợ
pháp lý cho DN còn chưa cao, trong khi kinh phí
dành cho công tác này còn hạn chế, thiếu tập trung,
chưa được thực hiện một cách đồng bộ, ảnh hưởng
đến hiệu quả của việc hỗ trợ pháp lý.
Thứ tư,
dịch vụ pháp lý cho DNNVV còn tồn tại
nhiều vấn đề cố hữu. Điển hình như: Số lượng cá
nhân, tổ chức hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý
cho DN thường tập trung tại các thành phố lớn (Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh); Nhiều công ty tư vấn hoặc
luật sư còn đặt nặng vai trò là người thực hiện thủ
tục thông qua “chạy chọt” dựa vào các mối quan
hệ hơn là thực hiện các quyền cho DN một cách
nghiêm túc. Cách làm này đã dẫn tới nhiều hệ lụy
MỘT SỐGIẢI PHÁPNÂNG CAO CÔNGTÁC
HỖTRỢ PHÁP LÝ CHODOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA
ThS. NGUYỄN THỊ THU GIANG
– Đại học Hoa Lư
Các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành thời gian qua đã đạt được một
số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trước bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, một số chính sách đã thể hiện những hạn chế, bất cập. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải
hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp vào quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu
nền kinh tế đất nước.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách, cạnh tranh, kinh tế
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...82
Powered by FlippingBook