TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 72

74
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
như: Làm xói mòn nền pháp chế; Xói mòn ý thức
tuân thủ pháp luật của DN; Làm DN hiểu sai về các
tổ chức tư vấn…
Hoàn thiện dự thảo
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mặc dù Luật DN 2014 ra đời kéo theo hàng loạt
các văn bản hướng dẫn kèm theo đã phần nào giải
quyết được tình trạng nói trên đối với các DN của
Việt Nam, tuy nhiên đối với DNNVV thì họ cần có
một hành lang pháp lý riêng để giải quyết các vấn
đề còn tồn đọng trong DN của mình và kích thích,
thúc đẩy DNNVV phát triển bắt kịp với các tổ chức
kinh tế lớn. Đó là lý do cấp thiết cần xây dựng và
ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV trong thời gian tới.
Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV do Cục Phát
triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trực tiếp nghiên
cứu, soạn thảo và trình Quốc hội xem xét cho ý
kiến. Từ góc độ nghiên cứu tính khả thi của dự
thảo Luật này, giới chuyên gia đề xuất một số kiến
nghị sau:
Thứ nhất,
dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV phải thể
hiện được rõ tính chất “hỗ trợ” và đối tượng nhận
hỗ trợ. Nói cách khác, trong dự thảo Luật phải liệt
kê được các khía cạnh mà cơ quan Nhà nước, tổ
chức, cá nhân buộc phải hỗ trợ DNNVV trong hoạt
động của các DN này. Dự thảo Luật cũng nên đưa
ra những điều kiện, tiêu chí để DNNVV có quyền
nhận hỗ trợ. Đồng thời, xây dựng hệ thống pháp
lý theo hướng hỗ trợ tối đa cho các loại hình DN
này. Từ đó, thiết lập các nguyên tắc, đường lối,
mục tiêu, chính sách, chương trình để có thể tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động
của DNNVV.
Mặt khác, việc xác định rõ trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương
trong hoạt động hỗ trợ DNNVV cũng là yếu tố tiên
quyết, căn bản để dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV thể
hiện được giá trị và ý nghĩa thiết thực đối với các
DNNVV.
Thứ hai,
dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cũng nên
bố cục rõ ràng để người đọc cũng như các DNNVV
dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết, có lợi cho DN.
Thứ ba,
vấn đề hỗ trợ DNNVV là một vấn đề
phức tạp cần có sự tham gia điều tiết, hỗ trợ từ
nhiều phía, nhiều cơ quan, ban ngành liên quan
nên việc có văn bản hướng dẫn, văn bản dưới luật
kèm sau quá trình dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV ra
đời là điều tất yếu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng
Luật ra đời “đợi” văn bản hướng dẫn, cơ quan chủ
trì soạn thảo dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cũng
cần phối hợp với các ban, ngành có liên quan để
chuẩn bị các hướng dẫn chi tiết trước khi Luật
được ban hành. Điều này sẽ giúp văn bản luật sớm
đi vào cuộc sống và tạo thuận lợi cho DNNVV phát
triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư,
dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời
với mục tiêu giải quyết các tồn đọng mà DNNVV
đang cần trợ giúp từ phía cơ quan Nhà nước, cho
nên cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Hỗ trợ
DNNVV cần thiết tổ chức các cuộc điều tra, lấy số
liệu, bám sát tình hình, thống kê thực trạng hiện
tại của các DNNVV tại Việt Nam và thông tỏ các
nguyên nhân chính dẫn đến việc DNNVV cần hỗ
trợ phát triển. Đồng thời, xác định rõ ràng những
quy định, quy phạm pháp luật trong dự thảo Luật
Hỗ trợ DNNVV đảm bảo phù hợp với thực tiễn
và thỏa mãn nhu cầu của đại đa số các DNNVV.
Có như vậy, Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời mới trở
thành công cụ pháp lý quan trọng, thiết thực, tác
động tích cực vào sự phát triển của các DNNVV
Việt Nam.
Thứ năm,
cái khó của DNNVV, nhất là DN khởi
nghiệp không vay được vốn tín dụng hoặc phải vay
vốn với lãi suất cao là do chưa có thị trường, chưa
có thương hiệu, chưa có tài sản đảm bảo… Vì vậy,
Nhà nước cần tạo ra một số cơ chế hỗ trợ tín dụng
DNNVV, trong đó có việc phát triển Quỹ DNNVV
cho vay vốn; được các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV bảo lãnh vay vốn tại ngân hàng thương
mại; được vay vốn của các tổ chức tín dụng vi mô…
Thứ sáu,
ước tính số lượng DNNVV hỗ trợ lên
đến nửa triệu và dự kiến 5 năm nữa là 1 triệu DN,
với khoảng trên 100 nội dung hỗ trợ. Do vậy, cần
thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách cấp
cục, vụ ở Trung ương và cấp phòng mỗi tỉnh, thành
để đảm bảo khả năng hỗ trợ DNNVV hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển DNNVV;
2. Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển DNNVV;
3. Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-
2015.
Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
cần xây dựng đầy đủ hệ thống pháp lý gồm
các quy phạm cụ thể với những giải pháp toàn
diện nhằm thiết lập các nguyên tắc, đường lối,
mục tiêu, chính sách, chương trình để có thể
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt
động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,...82
Powered by FlippingBook