TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
75
Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn ở
tỉnh Tuyên Quang
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu cụ thể cho
giai đoạn 2015 - 2020, trong đó, phát triển công
nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp là ưu tiên hàng
đầu trong sản xuất công nghiệp của Tỉnh. Đây là
tiền đề cho mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp
của Tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tuyên Quang có tiềm năng, điều kiện về tài
nguyên đất để phát triển các vùng nguyên liệu
phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Hiện nay, toàn Tỉnh có 530.800 ha đất nông, lâm
nghiệp, chiếm trên 90% diện tích đất tự nhiên,
trong đó đất lâm nghiệp có khoảng 446.641ha,
chiếm 76%. Tài nguyên đất khá đa dạng về nhóm
và loại tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông -
lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Các sản phẩm từ nông nghiệp được tạo ra ngày
càng nhiều, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của người dân trong Tỉnh. Tuy nhiên,
so với yêu cầu thực tế, để phát triển công nghiệp
nông thôn trong thời gian tới, Tỉnh cần đẩy mạnh
công nghiệp chế biến phục vụ cho nông thôn.
Giai đoạn 2006 - 2010, công nghiệp chế biến
nông, lâm sản và thực phẩm trên địa bàn Tỉnh có
tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,8%. Cụ thể,
giá trị sản xuất lĩnh vực này năm 2010 đạt 473,5
tỷ đồng, năm 2013 đạt 588,35 tỷ đồng, năm 2015,
đạt gần 2.200 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng giá trị
sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh.
Hiện nay, công nghiệp chế biến nông, lâm sản
của Tỉnh chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực sản
xuất như: Giấy, bột giấy, đường kính, chè xuất
khẩu, các sản phẩm được chế biến từ gỗ rừng
trồng dùng để xuất khẩu, đồ gia dụng. Chẳng
hạn, Công ty cổ phần Giấy An Hòa hiện có 2
dây chuyền sản xuất (dây chuyền sản xuất bột
giấy có công suất 130.000 tấn/năm và dây chuyền
sản xuất giấy tráng phấn cao cấp có công suất
140.000 tấn/năm). Năm 2015, ngành công nghiệp
sản xuất giấy đã đóng góp vào giá trị sản xuất
công nghiệp của Tỉnh là 970 tỷ đồng.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho
quá trình sản xuất, Công ty cổ phần Giấy An Hòa
đã thành lập Công ty cổ phần nguyên liệu Giấy
An Hòa Tuyên Quang với trung tâm nghiên cứu
giống theo công nghệ hiện đại về ươm giống,
trồng và phát triển rừng. Với tổng diện tích được
quy hoạch 85.650,9 ha rừng trồng và đất lâm
nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất là nguồn
cung cấp gỗ nguyên liệu ổn định cho nhà máy.
Nhờ quá trình phát triển của nhà máy đã tạo việc
làm cho hàng nghìn lao động cải thiện đời sống
hộ gia đình trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa
đói giảm nghèo cho người dân trong Tỉnh.
Bên cạnh đó, công nghiệp sản xuất đường kính
và chế biến chè là những lợi thế nông nghiệp của
Tỉnh. Hiện trên địa bàn Tỉnh có nhà máy sản
xuất đường của Công ty cổ phần mía đường
Sơn Dương và nhà máy đường Tuyên Quang với
công suất thiết kế 5.000 tấn mía cây/ngày. Hàng
năm, 2 nhà máy này chế biến khoảng 60.000 tấn
đường/năm đạt giá trị sản xuất công nghiệp trên
300 tỷ đồng. Đối với công nghiệp chế biến chè,
trên địa bàn Tỉnh hiện có gần 20 cơ sở chế biến
chè theo hướng công nghiệp, trong đó có 3 công
ty lớn đang hoạt động, bao gồm: Công ty cổ phần
chè Mỹ Lâm, Công ty cổ phần chè Sông Lô và
Công ty cổ phần chè Tân Trào. Tổng công suất
chế biến chè của các cơ sở trên địa bàn Tỉnh đạt
khoảng 72.510 tấn chè búp tươi/năm, tổng sản
phẩm chế biến đạt 16.113 tấn/năm. Trung bình
mỗi năm các công ty chè đóng góp vào giá trị sản
CÁC GIẢI PHÁP ĐẨYMẠNHPHÁT TRIỂN
CÔNGNGHIỆPNÔNGTHÔNỞTỈNHTUYÊNQUANG
ThS. CHU THỊ DIỄM HƯƠNG
- Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang
Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay từng bước góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phát triển.
Từ khóa: Nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn, kinh tế địa phương
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82
Powered by FlippingBook