TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 74

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
xuất công nghiệp của Tỉnh là 150 tỷ đồng. Đáng
chú ý, sản phẩm đường kính và chè Tuyên Quang
đang dần có thương hiệu trên thị trường trong
và ngoài nước, góp phần nâng cao thu nhập cho
người dân trong Tỉnh. Kết quả này có được là do
Tỉnh đã thực hiện các đề án hỗ trợ công nghiệp
chế biến, trong đó tiêu biểu nhất là Đề án Ứng
dụng máy móc thiết bị trong sản xuất chè đen
xuất khẩu.
Việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm
sản phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố vùng nguyên
liệu. Do vậy, để phát triển được công nghiệp chế
biến nông lâm sản, bắt buộc Tỉnh phải thực hiện
đồng thời 2 nhiệm vụ (quy hoạch, phát triển
vùng nguyên liệu và triển khai mở rộng các cơ sở
chế biến). Thực tế hiện nay, việc phát triển vùng
nguyên liệu ở tỉnh Tuyên Quang chưa đảm bảo
đủ công suất cho các cơ sở chế biến, vẫn còn tình
trạng thiếu ổn định khi cung cấp nguồn nguyên
liệu, đặc biệt là nguyên liệu giấy. Trong đó, vùng
nguyên liệu mía chỉ đáp ứng được 80% công suất
2 nhà máy đường, vùng nguyên liệu chè chỉ đạt
khoảng 70% công suất thiết kế của các nhà máy
chế biến...
Để đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho các cơ
sở chế biến, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành các
quy hoạch như: Quy hoạch phát triển trồng trọt
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy
hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đến năm
2020; Quy hoạch vùng cam sành; Quy hoạch phát
triển rừng nguyên liệu giấy... Cùng với đó, Tuyên
Quang cũng đang triển khai lộ trình tái cơ cấu
nền nông nghiệp, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng cho nông nghiệp.
Thời gian tới, Tỉnh tiếp tục thực hiện các chính
sách thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức để tạo
điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp
chế biến nông, lâm sản. Theo đó, sẽ triển khai
thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
chế biến nông, lâm sản; khuyến khích các doanh
nghiệp chế biến chè đổi mới dây chuyền công
nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm; thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở
chế biến chè đặc sản tập trung tại các huyện Nà
Hang, Lâm Bình hướng tới xuất khẩu...
Khuyến khích phát triển công nghiệp
nông thôn
Trong giai đoạn 2011 – 2015, hoạt động sản
xuất công nghiệp nông thôn được tỉnh Tuyên
Quang chú trọng đầu tư, trong đó tập trung
vào các ngành nghề như: Sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất và chế biến gỗ, chế biến nông
sản... Nhờ có cơ chế và chính sách khuyến
khích phát triển công nghiệp nông thôn, nhiều
chủ cơ sở sản xuất và hộ cá thể kinh doanh
trên địa bàn Tỉnh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ
đồng để mở rộng hoạt động phát triển sản xuất
kinh doanh. Qua đó, đã góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế của địa phương, giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho người dân ở khu vực
nông thôn.
Tỉnh Tuyên Quang đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng, tiếp tục thu hút các dự án đầu
tư sản xuất đá xây dựng các loại, gạch không
nung, gạch tuynel, cao lanh và một số vật liệu xây
dựng có tiềm năng phát triển như đá trắng (Hàm
Yên); đá hoa, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương)...
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các dự án
khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng chế
biến sâu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo
vệ môi trường. Khuyến khích phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ, thủ công nghiệp, làng nghề
và công nghiệp sử dụng nhiều lao động như da
giày, dệt may, lắp ráp cơ khí…
Ngoài ra, Tỉnh có các chính sách hỗ trợ các
doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương
mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị
trường xuất khẩu. Theo đó, Tuyên Quang đã xây
dựng và ban hành nghị quyết về phát triển công
nghiệp, thủ công nghiệp đến năm 2020, trong đó
chú trọng công tác xúc tiến đầu tư và các giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm;
ban hành bổ sung, điều chỉnh chính sách khuyến
khích ưu đãi đầu tư phù hợp với thực tế của từng
khu, cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu
tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế, lấp đầy
dự án đầu tư trên diện tích đã quy hoạch của
huyện Yên Sơn, Lâm Bình…
Kết quả cho thấy 5 năm qua, Tỉnh đã thu hút
được 23 dự án công nghiệp đầu tư xây dựng với
Trong giai đoạn 2011 – 2015, Tuyên Quang đã
triển khai khai thực hiện 631 đề án khuyến công
với tổng kinh phí hỗ trợ từ kinh phí khuyến công
quốc gia và địa phương là gần 6 tỷ đồng. Các
đề án khuyến công chủ yếu tập trung vào các
chương trình: Xây dựng mô hình trình diễn kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa
học kỹ thuật; Hỗ trợ thành lậpmới cơ sở sản xuất
công nghiệp nông thôn.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82
Powered by FlippingBook