TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 78

80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thực trạng nguồn vốn
trên thị trường bất động sản
Trong những năm qua, doanh nghiệp (DN) bất
động sản (BĐS) rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn
nghiêm trọng, tỷ lệ nợ gia tăng, khả năng thanh
toán thấp, hàng tồn kho ứ đọng với lượng lớn, từ
đó, nhiều công trình, dự án không hoàn thành đúng
tiến độ, tình trạng đầu tư dang dở, lãng phí.
Những khó khăn mà các DN BĐS gặp phải là
rất lớn. Thống kê cho thấy, hiện nay có khoảng 60
DN BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy
nhiên, thị trường chứng khoán không phải là thị
trường cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho các
DN BĐS mà chủ yếu là từ phía ngân hàng thương
mại (NHTM), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và vốn ứng trước của khách hàng.
Trong khi đó, các DN BĐS thường khó tiếp cận
với nguồn vốn vay từ các NHTM. Đến nay, mặc dù
mức lãi suất đã giảm trong khoảng từ 8% - 12%/năm
nhưng so với mức lãi suất của một số nước trong
khu vực (khoảng 3% - 5%/năm), ở nước ta mức lãi
suất này vẫn còn ở mức khá cao.
Tính đến ngày 31/12/2015, dư nợ tín dụng trong
lĩnh vực BĐS đạt 392.801 tỷ đồng, tăng 25,68% so với
31/12/2014 và tăng 4,8% so với thời điểm 30/11/2015.
Nguồn vốn này chiếm khoảng 70% vốn kinh doanh
BĐS và khoảng 8% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân
hàng thương mại. Điều này cho thấy, vốn vay từ các
ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và ảnh hưởng rất lớn
đến cơ cấu vốn của các DN BĐS.
Đối với nguồn vốn FDI, những năm gần đây,
nguồn vốn này chảy vào thị trường BĐS có xu
hướng phục hồi trở lại nhưng chủ yếu là đầu tư vào
các dự án “vàng”, dự án có diện tích lớn, vị trí đẹp.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh
vực BĐS năm 2015 đạt 2,32 tỷ USD, chiếm 11,5%
tổng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu từ các nước Hàn
Quốc, Nhật Bản và Singapore. Đây là tín hiệu đáng
mừng cho thị trường BĐS Việt Nam.
Từ thực trạng thu hút vốn đầu tư vào thị trường
BĐS có thể thấy rằng, thị trường BĐS Việt Nam vẫn
chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư ổn định. Trong
khi vốn tự có của các DN BĐS còn thấp, chủ yếu là
nguồn vốn tín dụng mà nguồn vốn này lại có tỷ lệ
lãi suất khá cao, thiếu vốn cho vay trung và dài hạn,
chịu ảnh hưởng lớn của thị trường tài chính.
Giải pháp khơi thông nguồn vốn
trên thị trường bất động sản
Để khơi thông nguồn vốn thúc đẩy thị trường
BĐS phát triển ổn định, cần triển khai thực hiện
đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, phát triển chính sách tín dụng liên kết.
Nhiều NHTM đã thực hiện chính sách tín dụng
KHƠI THÔNGNGUỒNVỐNĐỂ PHÁT TRIỂNBỀNVỮNG
THỊ TRƯỜNGBẤT ĐỘNG SẢNVIỆT NAM
ThS. LÊ ANH PHÊ
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Thị trường bất động sản Việt Namđã phát triển cả về phạmvi, quymô và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực khác nhau như ngân hàng, chứng khoán, xây dựng. Tuy nhiên, trong những nămqua, sau thời kỳ
tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động
sản kinh doanh thua lỗ, hàng tồn kho lớn…Việc tìmra các giải pháp khơi thông nguồn vốn cho thị
trường bất động sản để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển bền vững là rất cần thiết.
Từ khóa: Thị trường bất động sản, doanh nghiệp, nợ xấu, tồn kho, vốn FDI
MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng nợ/tổng
vốn (%)
54 59 64 62 60 63
Tổng nợ/
Tổng vốn chủ
sở hữu (%)
117 143 176 162 149 169
Khả năng
thanh toán
hiện hành (%)
202 164 178 179 184 147
Tỷ lệ tăng vốn
chủ sở hữu (%)
66 3
4 15 19 24
Tỷ lệ tăng hàng
tồn kho (%)
56 43 30 0
3 18
Nguồn: Tính toán của tác giả
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82
Powered by FlippingBook