TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 8

10
TRIỂN KHAI LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 TRONG CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại
ngày định giá.
Giá trị hợp lý rất cần thiết trên cả phương diện quốc
tế và với tất cả các nước vì các chuẩn mực kế toán quốc
tế yêu cầu hoặc cho phép doanh nghiệp (DN) xác định
hoặc trình bày giá trị hợp lý về tài sản/nợ phải trả hoặc
các công cụ vốn của DN. Tuy nhiên, do các chuẩn mực
này đã ban hành từ lâu nên các yêu cầu về xác định
giá trị hợp lý cũng như trình bày thông tin về việc
xác định giá trị hợp lý chưa nhất quán. Trong nhiều
trường hợp, chuẩn mực kế toán quốc tế không nêu rõ
mục tiêu xác định cũng như trình bày giá trị hợp lý.
Theo đó, một số chuẩn mực kế toán được ban hành đã
đưa ra các hướng dẫn chưa đầy đủ về cách xác định
giá trị hợp lý, trong khi đó một số chuẩn mực khác có
hướng dẫn chi tiết nhưng lại không nhất quán. Chính
vì vậy, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13 -
IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý ra đời và có hiệu lực
từ ngày 1/1/2013 để khắc phục, hạn chế sự không nhất
quán của các chuẩn mực khác.
Theo IFRS 13, giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi
bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải
trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các
thành phần thamgia thị trường tại ngày đo lường. Khái
niệm giá trị hợp lý trong chuẩn mực này nhấn mạnh
giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở giá thị trường,
không phải theo DN. Khi xác định giá trị hợp lý, DN sử
dụng giả định mà các bên tham gia thị trường sử dụng
khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả theo điều kiện thị
trường, bao gồm các giả định về rủi ro. Do đó, việc DN
có ý định nắmgiữmột tài sản hay chuyển trả hoặc hoàn
tất một khoản nợ phải trả không có liên quan đến việc
xác định giá trị hợp lý của DN đó.
IFRS quy định khi xác định giá trị hợp lý, DN phải
xác định rõ:
- Tài sản nợ phải trả cần xác định giá trị hợp lý;
- Đối với tài sản phi tài chính, cần tần suất sử dụng
tài sản cao nhất và tốt nhất đối với tài sản và tài sản đó
có được sử dụng chung với các tài sản khác không hay
được sử dụng độc lập;
- Thị trường giao dịch tự nguyện đối với tài sản hay
nợ phải trả;
- Kỹ thuật định giá phù hợp trong việc xác định
giá trị hợp lý. Kỹ thuật định giá cần tối đa hoá việc sử
dụng các yếu tố đầu vào có liên quan quan sát được và
tối thiểu hoá các yếu tố đầu vào không quan sát được.
Các yếu tố đầu vào này cần phải nhất quán với các yếu
tố mà bên tham gia thị trường sử dụng khi định giá tài
sản hoặc nợ phải trả.
IFRS 13 cũng đưa ra 3 cấp độ xác định giá trị hợp
lý, bao gồm:
- Cấp độ 1: Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết
của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất trong các thị
trường hoạt động mà tổ chức có thể thu thập tại ngày
đo lường;
- Cấp độ 2: Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập
cho tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp (giá thị trường)
hay gián tiếp (xuất phát từ giá thị trường), khác giá
niêm yết của cấp độ 1;
- Cấp độ 3: Dữ liệu tham chiếu không sẵn có tại
ngày đo lường, DN phát triển các dữ liệu tham chiếu
bằng cách sử dụng các thông tin tốt nhất đã có, mà có
thể bao gồm dữ liệu riêng của DN.
Như vậy, IFRS 13 đã phát triển nhất quán và giảm
thiểu độ phức tạp bằng cách cung cấp, một định nghĩa
chính thức về giá trị hợp lý, thống nhất phương pháp
đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin để
sử dụng trong hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính
quốc tế.
Mục tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính là nhằm
cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng.
Nhìn từ góc độ này, báo cáo tài chính cần cung cấp các
thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy, sự
kết hợp giữa các loại giá sử dụng trên báo cáo tài chính
nhằmmục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ và đa dạng,
đáp ứng yêu cầu thông tin của người sử dụng, dẫn tới
sự ra đời của phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý.
Định hướng áp dụng ởViệt Nam
Hiện nay, trong dư luận nổi lên hai luồng quan
điểm. Một luồng ủng hộ giá trị hợp lý và một luồng
phản biện giá trị hợp lý.
Các quan điểm ủng hộ giá trị hợp lý trong kế toán
đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, giá trị
hợp lý là cơ sở tính giá phù hợp nhất trong điều kiện
hiện nay - giai đoạn của sự phát triển, giai đoạn của
công nghệ thông tin, giai đoạn của hội nhập kinh tế.
Các nhà đầu tư, các chủ thể kinh tế luôn muốn nắm
bắt và cập nhật những thông tin tài chính chính xác
nhất, nhanh nhất và phù hợp nhất với hiện tại, được
tiếp cận trên cơ sở thị trường. Chính vì vậy, mục tiêu
của thông tin kế toán tài chính đã được xác lập khá
rõ, đáp ứng yêu cầu ra quyết định kinh tế của các chủ
thể có lợi ích liên quan. Theo đó, các chủ thể đặt trọng
tâmvào dự báo dòng tiền tương lai của DN. Thông tin
trên cơ sở giá trị hợp lý được chứng minh là thích hợp
Ở Việt Nam, trong kế toán, giá gốc được quy
định là một nguyên tắc cơ bản, vì thế vai trò
của giá trị hợp lý còn khá mờ nhạt. Giá trị hợp
lý và việc sử dụng giá trị hợp lý đã có bước khởi
đầu nhất định nhưng vẫn chưa thật sự được áp
dụng chính thức trong kế toán.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...82
Powered by FlippingBook