TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 80

82
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Thành tựu của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn
của Đảng ta, là nội dung trọng tâm của hội nhập
quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt
của công cuộc đổi mới. Trong 30 năm đổi mới
vừa qua, từ Đại hội VI đến Đại hội XII, Đảng ta
đã đưa ra chủ trương đúng đắn trong việc mở
rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, sự
kiện lớn nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007,
đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam
vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt
Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh
tế, thương mại, đầu tư đồng bộ theo hướng minh
bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng vào
việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cùng với xu hướng thiết lập các khu vực
thương mại tự do trên thế giới, đến nay, Việt Nam
đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do
(FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới,
trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia
ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước
đối tác của ASEAN. Tháng 10/2015, Việt Nam
đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việc tham gia vào TPP giúp Việt Nam nắm bắt và
tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập
kinh tế khu vực đem lại, đồng thời có thêm điều
kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến
lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối
ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói
riêng. Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham
gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thỏa
thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều kiện
của Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam đã
chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC). Với việc tích cực triển khai các biện pháp
ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây
dựng AEC, Việt Nam được đánh giá là một trong
những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao
nhất các biện pháp trong lộ trình AEC…
Những hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng
và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, mở ra không gian phát triển mới cho
nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác
sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế
giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam thực
hiện chiến lược cơ cấu lại thị trường xuất khẩu
theo hướng cân bằng hơn, thúc đẩy cải cách và
tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp (DN) .
Từ đó, tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong
một số lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại,
các ngành dịch vụ…; Thúc đẩy tái cấu trúc nền
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng
tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp
hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều
hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá
trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng
cao hơn; Thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu
HỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ CỦAVIỆT NAM:
VÀI ĐÁNHGIÁVÀ TRAOĐỔI
ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN -
Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách
đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ
trương này, nước ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Bài viết đánh giá những nét cơ bản trong chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế trong
30 năm đổi mới vừa qua, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Từ khoá: FTA, TPP, kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82
Powered by FlippingBook