TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
83
tư nước ngoài và mở rộng quan hệ hợp tác phát
triển. Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn
thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong
dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng
bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày
càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Các DN Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá
trị và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch
cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung
nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có
giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng
cao hơn…
Những khó khăn, thách thức
Bên cạnh những thành tựu to lớn đối với phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta vẫn còn một số
hạn chế, như:
Một là,
hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh,
không đồng bộ gây khó khăn trong việc thực hiện
cam kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. Chưa
hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài
hạn về hội nhập quốc tế và một lộ trình hợp lý
cho việc thực hiện các cam kết. Các hoạt động hội
nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong
các lĩnh vực khác chưa được triển khai đồng bộ,
nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thế. Cơ chế
chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám
sát quá trình hội nhập từ Trung ương đến địa
phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập.
Hai là,
chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động
khi tham gia các Hiệp định FTA, chưa chuẩn bị tốt
các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được
nỗ lực chung của toàn xã hội để tận
dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Các
lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước.
Ba là,
tăng trưởng xuất khẩu
nhanh nhưng chưa vững chắc, chất
lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất
khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu tuy đã chuyển dịch mạnh sang
hàng chế biến, chế tạo nhưng vẫn còn
phụ thuộc nhiều vào DN có vốn đầu
tư nước ngoài; nhập siêu vẫn còn là
nguy cơ, cơ cấu nhập khẩu còn không
ít bất cập. Về cơ bản, nền kinh tế vẫn
dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương
mại, vào khai thức tài nguyên, khoáng sản, xuất
khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến
thấp và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của
chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện tử…).
Bốn là,
do tri thức và trình độ kinh doanh của
các DN còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và
ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và
bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm.
Năm là,
năng lực cạnh tranh của các DN Việt
Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
còn thấp, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ phía DN
nước ngoài, dẫn đến một số ngành trong nước
bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị
trường, nhập khẩu tăng mạnh. Sự cạnh tranh, đặc
biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn thấp,
Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố
và phát triển các thị trường mới trong điều kiện
nhiều nước đang phát triển cùng chọn chiến lược
tăng cường hướng về xuất khẩu nên sẽ bị áp lực
cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.
Sáu là,
năng suất lao động tăng chậm, thu hút
đầu tư vẫn dựa vào lợi thế nhân công và chi phí
mặt bằng rẻ, chi phí năng lượng thấp đã ảnh
hướng nhiều đến năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế cũng như của DN. Hàng hoá nước ngoài
chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, khiến cho
hàng hoá của các DN bị cạnh tranh gay gắt...
Một số đề xuất, kiến nghị
Tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn
biến phức tạp, quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Các quốc
gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất
và chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất hiện nhiều hình
thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính
LỘ TRÌNH CỤ THỂ CỦA CÁC FTA ĐÃ KÝ KẾT
TT
FTA
Thời điểm
có hiệu lực
Thời điểm kết
thúc lộ trình
Mức độ tự
do hóa cuối
lộ trình
Mức độ
tự do hóa
năm 2016
1 ATIGA
1999
2018
98%
91%
2 ACFTA
2005
2020
90% 83,5%
3 AKFTA
2007
2021
87% 81,2%
4 AANZFTA
2009
2022
90% 53,5%
5 AIFTA
2010
2024
78% 12,3%
6 AJCEP
2008
2025
87% 30,4%
7 VJEPA
2009
2026
92% 37,4%
8 VCFTA
2014
2030
89% 28,5%
9 VKFTA
20/12/2015
2029
88% 82,68%
10 VN-EAEU FTA
05/10/2016
2027
88% 52,4%
Nguồn: Bộ Tài chính
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82
Powered by FlippingBook