TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 82

84
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
quốc tế, khu vực, các hiệp định song phương, đa
phương thế hệ mới. Trong khi đó, Việt Nam sẽ
phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong AEC và
WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu
rộng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Trong
giai đoạn mới đòi hỏi, phải chủ động và tích cực
hơn nữa trong việc tận dụng các cơ hội của hội
nhập kinh tế quốc tế mang lại, vuợt qua các khó
khăn thách thức, giảm thiểu các tác động tiêu cực
của quá trình hội nhập, trong đó tập trung một số
giải pháp trọng tâm sau:
Một là,
cần quán triệt chủ trương đúng đắn của
Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong
từng giai đoạn về hội nhập quốc tế, xác định vai
trò trọng tâm của hội nhập kinh tế quốc tế. Quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự thống
nhất về quan điểm, nhận thức và hành động, nhất
là cần xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn
để phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là,
cần xây dựng tầm nhìn dài hạn về các
mục tiêu kinh tế, ngoại giao trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Chú trọng hoàn thiện hệ thống
pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có
hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường
kinh doanh ngày càng phù hợp với chuẩn mực
và thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo quá trình hội nhập chủ động, thích ứng
nhanh với những thay đổi nhanh trong quan hệ
kinh tế quốc tế và khu vực.
Ba là,
gắn kết giữa hội nhập kinh tế quốc tế
với đẩy mạnh cải cách trong nước, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế
trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước
nhằm bảo đảm tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu
phát triển kinh tế, chính trị ngoại giao và chiến
lược hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là,
tiếp tục xây dựng phương án, tham
gia đàm phán và chủ động tham vấn với các bộ,
ngành, hiệp hội, địa phương về các lĩnh vực, mở
cửa thị trường hàng hóa tại Việt Nam trong các
FTA đang và sẽ đàm phán như Hiệp định RCEP,
FTA Việt Nam - EFTA, ASEAN - Hồng Kông,
Việt Nam - Israel... góp phần mở rộng thêm quá
trình hội nhập của Việt Nam. Tận dụng tối đa
các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng
thị trường, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; tạo động
lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, DN
và sản phẩm.
Năm là,
chú trọng thực thi cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế trong bối cảnh mức độ cam kết và
tự do hóa thương mại ngày càng cao hơn, có các
điều chỉnh thương mại trên cơ sở cam kết với các
tổ chức quốc tế và khu vực để đạt được hiệu quả
cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thương
mại. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực để tiếp tục
theo dõi, nghiên cứu và đánh giá tác động của
việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong các
FTA đến thu ngân sách và tác động đến một số
ngành hàng quan trọng, từ đó kịp thời kiến nghị
điều chỉnh các chính sách liên quan.
Sáu là,
nâng cao năng lực nghiên cứu, đánh giá
và dự báo các vấn đề mới, các xu thế vận động
của hội nhập, đặc biệt trong việc thực hiện các
cam kết thương mại, các FTA ở cấp độ cao hơn
để có các điều chỉnh chính sách và biện pháp phù
hợp; hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành thị
trường đủ năng lực, hoạt động hiệu quả để bảo
vệ trị trường trong nước, duy trì môi trường cạnh
tranh lành mạnh, gắn với bảo vệ môi trường.
Bảy là,
tăng cường chất lượng nguồn nhân lực
trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây
dựng đội ngũ người lao động có kỹ năng và tay
nghề để tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn
cầu có mức giá trị gia tăng cao hơn thay thế cho
lợi thế nhân công giá rẻ như hiện nay. Phát triển
mạnh hệ thống đào tạo nghề và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển
dịch lao động theo cung cầu của thị trường lao
động...
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Tuấn Anh, (2016) Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
trong giai đoạn mới, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
2. TS. Phạm Tất Thắng (2016), Hội nhập kinh tế quốc tế: Từ quan điểm
của Đảng đến thực tiễn, Tạp chí Cộng sản điện tử;
3. Hoàng Trung (2015), Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức
tăng trưởng, Vietnamnet;
4. Nguyễn Thế Bính (2015), 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam: Thành tựu, thách thức và những bài học, Tạp chí Phát triển và
hội nhập số 22/2015.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp
định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và
nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA doViệt
Nam chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội
khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN.
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 82
Powered by FlippingBook