TCTC ky 1 thang 11-2016 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
11
cho việc ra quyết định trên cơ sở dự báo về dòng tiền
tương lai của DN. Các cơ sở tính giá khác như giá gốc
và giá hiện hành… đều có tính cá biệt, đều chịu ảnh
hưởng của các điều kiện cụ thể của DN nhưng giá trị
hợp lý chịu ảnh hưởng của thị trường, vì vậy với các
tài sản tương tự được phản ánh bởi các DN khác nhau
trên cùng thị trường thì giá trị hợp lý được xác định
như nhau. Do đó, kế toán theo giá trị hợp lý đảm bảo
tính thích hợp, khách quan, trung thực, so sánh.
Quan điểm không ủng hộ giá trị hợp lý lại cho
rằng, tính tin cậy của thông tin đặc biệt là trong trường
hợp không có dữ liệu quan sát trực tiếp về giá cả của
thị trường để xác định giá trị hợp lý. Tính chủ quan và
thiếu độ tin cậy về việc đo lường giá trị hợp lý có nguy
cơ cao khi thực hiện các điều chỉnh trên cơ sở xét đoán
và giả định của đơn vị báo cáo. Mặt khác, cơ sở pháp
lý và những chi phí bỏ ra để xác định giá trị hợp lý ở
những nước đang phát triển là rất khó khăn. Nếu các
DN đều niêm yết trên thị trường chứng khoán thì tính
khả thi cao bởi vì cách tiếp cận và kỹ thuật xác định
giá trị hợp lý khi áp dụng đối với công cụ tài chính.
Tuy nhiên, trên thực tế các khoản mục này chiếm
một tỷ trọng không cao trên báo cáo tài chính của DN,
đặc biệt là các DN phi tài chính. Đối với các nước đang
phát triển như Việt Nam và các nước mới nổi thì chưa
thật phù hợp. Quan điểm không ủng hộ giá trị hợp lý
đã đưa ra những hệ quả do áp dụng giá trị hợp lý ở
các thị trường tài chính lớn nhưMỹ và Liên minh châu
Âu là một nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng
kinh tế. Đặc biệt, trong trường hợp hoạt động của thị
trường không hiệu quả, có thể dẫn đến thông tin tài
chính bị “bóp méo” ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết
định của người sử dụng thông tin.
Theo xu hướng phát triển chung của thế giới thì
giá trị hợp lý rất thiết thực và nên áp dụng. Bởi trong
thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, môi trường
kinh doanh luôn thay đổi và vấn đề lạm phát là tất
yếu, thông tin về giá trị tài sản trên báo cáo tài chính
nếu chỉ trình bày theo giá gốc sẽ không thích hợp
đối với các đối tượng sử dụng thông tin. Trong bối
cảnh đó, nhiều hệ thống định giá khác nhau đã hình
thành và có tác động nhất định tới thực tiễn kế toán.
Tuy nhiên, các hệ thống này vẫn chưa thuyết phục
hoàn toàn được xã hội và các tổ chức lập quy. Trên
cơ sở kế thừa các phương pháp kế toán trước đó, kế
toán theo giá trị hợp lý đang là xu hướng phát triển
trong những năm tới.
Để đảm bảo hệ thống kế toán Việt Nam có sự hài
hoà và tương thích với hệ thống kế toán các nước, tất
yếu phải nghiên cứu, sử dụng các cơ sở tính giá khác
ngoài giá gốc, trong đó có giá trị hợp lý. Việc sử dụng
giá trị hợp lý phù hợp với chuẩnmực và thông lệ quốc
tế không những đáp ứng yêu cầu hội nhập, các tiêu
chuẩn đánh giá của quốc tế mà còn đảm bảo tính đồng
bộ của hệ thống kế toán. Theo đó, hệ thống khung
pháp lý về kế toán của Việt Nam cần hoàn thiện theo
hướng sau:
- Việt Nam cần quy định cụ thể cơ quan chịu trách
nhiệm ban hành các quy định về nguyên tắc, tiêu chí,
điều kiện để xác định các loại tài sản được đưa vào
danh mục tài sản được điều chỉnh theo giá trị hợp lý,
cơ sở xác định gía trị hợp lý; phương pháp kế toán
theo giá hợp lý…
- Trên cơ sở Luật Kế toán mới ban hành, các cơ
quan có trách nhiệm cần ban hành hướng dẫn áp
dụng giá trị hợp lý, chuẩn hoá các định nghĩa giá trị
hợp lý, nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để xác định các
loại tài sản được đưa vào danh mục tài sản được điều
chỉnh theo giá trị hợp lý, cơ sở xác định giá trị hợp lý,
phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý, những nội
dung, phạm vi các thông tin cần công bố trên báo cáo
tài chính. Những hướng dẫn và giải pháp này sẽ là cơ
sở quan trọng để từng bước tạo lập hành lang pháp lý
cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán, trước khi
có một chuẩn mực chính thức về đo lường giá trị hợp
lý trong kế toán Việt Nam.
- Việt Nam cần bổ sung, cập nhật, nội dung các
chuẩn mực kế toán hiện hành có liên quan đến giá trị
hợp lý, đặc biệt là các chuẩn mực liên quan đến những
tài sản nhạy cảm theo sự biến động thị trường như các
loại chứng khoán đầu tư, các tài sản tài chính khác.
- Bên cạnh việc bổ sung, cập nhật các chuẩn mực
kế toán đã ban hành phù hợp với chuẩn mực kế toán
quốc tế, trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần tiếp
tục và hoàn thiện việc ban hành các chuẩn mực còn
thiếu, đặc biệt là cần ban hành chuẩn mực đo lường
giá trị hợp lý phù hợp với điều kiện áp dụng Giá trị
hợp lý theo IFRS 13.
- Từng bước hoàn chỉnhmột hệ thống thị trường hoạt
động; đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về
kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính
Việt Nam phải được xây dựng ngày càng “hoạt động”
để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu
trong đo lường giá trị hợp lý.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Kế toán Việt Namnăm2003 và Luật Kế toán Việt Namnăm2015;
2. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩnmực kế toán Việt Nam;
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán DN
ngày 22/12/2014;
4. GS.,TS. Ngô Thế Chi; TS. Trương Thị Thuỷ - Kế toán Tài chính–NXB Tài chính2010;
4. PGS., TS. Mai Ngọc Anh; TS. Lưu Đức Tuyên; PGS,.TS. Nguyễn Vũ Việt -
Một số chuyên đề về lý thuyết kế toán - NXB Tài chính năm2014;
5. IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...82
Powered by FlippingBook