5.1. So ky 1 thang 12 - page 10

12
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
đó, đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí
trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu
hao tài sản cố định); đến năm 2018, tính đủ chi phí
tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa
tính chi phí khấu hao tài sản cố định); đến năm 2020,
tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí
quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy
nhiên, do tâm lý ỷ lại vào Nhà nước hỗ trợ qua giá
cung cấp dịch vụ công được duy trì quá lâu, nên khi
chuyển sang cơ chế mới nhiều đơn vị sự nghiệp công
lập chưa sẵn sàng cho việc thực hiện lộ trình này.
Bốn là
, vẫn còn tâm lý e ngại trong chuyển đổi
cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
nhất là tự chủ về tài chính. Theo cơ chế hiện hành,
nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của đơn vị sự
nghiệp công lập bao gồm nguồn từ NSNN và nguồn
thu cung cấp dịch vụ công. Nguồn NSNN tuy không
cao nhưng lại mang tính ổn định, đảm bảo thu nhập
và tiền lương cho người lao động ít nhất bằng 1 lần
so chế độ nhà nước quy định; nguồn thu cung cấp
dịch vụ công, sau khi trừ chi phí được sử dụng để
trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và bổ sung
thêm thu nhập cho người lao động…
Để cơ chế mới phát huy hiệu quả
Thứ nhất,
cần nhanh chóng ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật làm căn cứ pháp lý cho việc
triển khai Nghị định 16/2015/NĐ-CP; đồng thời, yêu
cầu các bộ, ngành quản lý lĩnh vực cung cấp dịch vụ
công xây dựng và trình Chính phủ ban hành đồng
bộ các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực do bộ,
ngành quản lý.
Thứ hai,
Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định
Nhà nước ban hành danh mục dịch vụ công sử
dụng kinh phí NSNN đối với những loại hình dịch
vụ công thiết yếu, chưa tính đủ chi phí cung cấp
dịch vụ theo cơ chế thị trường, được Nhà nước xác
định cần có chính sách hỗ trợ thông qua chính sách
giá trong một thời gian nhất định; Đối với những
loại dịch vụ công không nằm trong danh mục nêu
trên sẽ không được hưởng sự hỗ trợ từ kinh phí
NSNN. Do vậy, cần rà soát kỹ danh mục các dịch
vụ công sử dụng kinh phí NSNN, tránh trường
hợp đưa tất cả các dịch vụ do đơn vị sự nghiệp
công đang cung cấp vào danh mục này, hoặc có
nhiều dịch vụ công thiết yếu, chưa có điều kiện
thực hiện theo cơ chế giá thị trường nhưng không
được đưa vào danh mục.
Về lâu dài, cần nghiên cứu thay thế việc Nhà nước
ban hành danh mục dịch vụ công sử dụng NSNN
sang việc ban hành danh mục dịch vụ công thiết
yếu Nhà nước sẽ hỗ trợ đối tượng chính sách. Theo
đó, sẽ thay đổi cách hỗ trợ của Nhà nước thông qua
việc cấp kinh phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ, bù
giá sản phẩm dịch vụ công, sang việc hỗ trợ cho đối
tượng sử dụng dịch vụ công (đây là cách mà nhiều
nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng). Với cách
làm này, kinh phí của NSNN sẽ đến trực tiếp đối
tượng cần hỗ trợ, các đối tượng này sẽ sử dụng kinh
phí được hỗ trợ để mua dịch vụ công từ các nhà
cung cấp. Khi đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ công
(không phân biệt công lập, ngoài công lập) sẽ phải
cạnh tranh nâng cao chất lượng, hạ chi phí để thu
hút khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thứ ba,
một số quy định mới ban hành có ảnh
hưởng đến việc triển khai Nghị định 16/2015/
NĐ-CP, cần lưu ý thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ
của các văn bản quy định pháp luật:
(i) Căn cứ Luật NSNN năm 2015, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định 46/2016/QĐ-TTg (ngày
19/10/2016) ban hành định mức phân bổ dự toán chi
thường xuyên NSNN năm 2017. Theo Quyết định
này, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần
chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp
công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt
hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí): Thực hiện
cơ chế Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ công nằm trong danh mục dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng NSNN được cấp có thẩm
quyền ban hành và theo giá, phí do cơ quan có thẩm
quyền quy định chưa tính đủ chi phí.
Như vậy, từ năm 2017 đối với một số lĩnh vực đã
được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định
danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí
NSNN (lĩnh vực y tế, dạy nghề, giao thông vận tải),
đang thực hiện chuyển việc giao dự toán kinh phí
thường xuyên theo quy định tại Nghị định 43/2006/
NĐ-CP sang thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng
hoặc giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công theo giá,
phí chưa tính đủ chi phí, do cơ quan có thẩm quyền
quy định. Đây là một bước chuyển mới hướng theo
lộ trình quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
Nâng cao quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định mới sẽ tạo động lực và
thúc đẩy sự phát triển của việc cung cấp sản
phẩm dịch vụ công, thỏa mãn nhu cầu của dân
cư, thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị cung
cấp dịch vụ công lên trình độ cao hơn.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...86
Powered by FlippingBook