5.1. So ky 1 thang 12 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
15
lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN
thuộc phạm vi quản lý”; Luật Kế toán số 88/2015/
QH13 (Điều 35) quy định: “Các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở
Trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị
kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị
trực thuộc”.
Trên cơ sở những chủ trương, định hướng, quy
định khung, trong điều kiện cơ chế của Nhà nước
mở rộng phân cấp, giao quyền cho thủ trưởng
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công
lập, các cơ quan hành chính thực hiện Nghị định
117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ
tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (tự chịu trách
nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp
công). Các trường đại học, cao đẳng thực hiện
theo Nghị quyết 77/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014
của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt
động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập
giai đoạn 2014-2017 (chịu trách nhiệm toàn diện
quyết định sử dụng nguồn thu của đơn vị để chi
cho các hoạt động thường xuyên).
Thực tế tại một số bộ, ngành
Mặc dù Nhà nước mới có quy định về chủ trương,
cơ chế khung, chưa có quy định cụ thể về tổ chức bộ
máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ về
quản lý, sử dụng ngân sách, TSNN, nhưng một số
cơ quan đã nhận thức tích cực về công tác này và đã
kịp thời thành lập bộ máy chuyên trách làm công tác
kiểm tra, kiểm toán nội bộ về quản lý, sử dụng ngân
sách, TSNN thuộc phạm vi quản lý, cụ thể:
- Ngân hàng Nhà nước: Tại Thông tư 16/2011/
TT-NHNN ngày 17/8/2011 quy định về kiểm soát
nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã thành lập Vụ Kiểm toán nội bộ.
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Tại Quyết định 742/
QĐ-BHXH ngày 29/6/2015 của Tổng giám đốc Bảo
hiểm Xã hội Việt Nam ban hành Quy chế hoạt động
kiểm toán nội bộ trong hệ thống Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam đã thành lập Ban Kiểm toán nội bộ.
- Bộ Tài chính: Tại Quyết định 299/QĐ-BTC ngày
17/02/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức
bộ máy của Cục Kế hoạch – Tài chính đã thành lập
Ban Kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc Cục Kế hoạch
- Tài chính.
Qua tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm
toán nội bộ về quản lý, sử dụng ngân sách, TSNN
của 03 bộ, ngành trên cho thấy, mặc dù công tác này
còn mới nhưng đã đạt được những kết quả quan
trọng, trong đó nổi bật là đã từng bước thay đổi
nhận thức, coi công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
là nhiệm vụ thường xuyên gắn với công tác quản
lý, sử dụng ngân sách, TSNN, là công cụ để tránh
nhầm lẫn, sai sót do nguyên nhân khách quan, chủ
quan, là công cụ để đảm bảo minh bạch, công khai.
Các bộ, ngành trên đã đảm bảo hướng dẫn, tổ chức
thực hiện thống nhất về công tác kiểm tra, kiểm toán
nội bộ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc trên các mặt quy trình
nghiệp vụ, phương án xử lý, tổng hợp báo cáo. Qua
đó, trong nội bộ các bộ, ngành đã nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, tăng cường công tác phối hợp giữa
các cơ quan; đồng thời, có tác động đến công tác
quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua
các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách
chưa phù hợp…
Qua thực tế tổ chức thực hiện nhiệm vụ của bộ
máy làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên
trách, độc lập với bộ phận quản lý, sử dụng ngân
sách, TSNN của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Xã
hội Việt Nam và Bộ Tài chính cho thấy, sự cần thiết
khách quan, tính tích cực và hiệu quả của tổ chức bộ
máy làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên
trách mang lại.
Tuy nhiên, do điều kiện quy mô nguồn ngân
sách, TSNN được sử dụng của mỗi cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp là rất khác nhau. Có cơ
quan với quy mô ngân sách, TSNN rất lớn, đảm
bảo duy trì hoạt động của bộ máy từ Trung ương
đến cấp huyện trong phạm vi toàn quốc như cơ
quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan
kiểm sát nhân dân… Tuy nhiên, cũng có cơ quan
với quy mô ngân sách, TSNN chỉ đảm bảo duy trì
hoạt động của bộ máy với quy mô nhỏ ở Trung
ương như Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước…
Mô hình tổ chức bộmáy phải đảmbảo thực hiện
đúng nguyên tắc tập trung, thống nhất, do thủ
trưởng cơ quan trực tiếp chỉ đạo và phục vụ có
hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan;
đồng thời, đảm bảo tính độc lập tương đối của
công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong phạm
vi tổ chức.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...86
Powered by FlippingBook