5.1. So ky 1 thang 12 - page 16

18
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
cho việc quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài
chính từ tài sản công. Trong đó, tập trung nghiên
cứu, xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
nhằm thể chế hóa Điều 53 Hiến pháp năm 2013, đảm
bảo tất cả các loại tài sản công đều được quản lý
chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật; quy định những
nguyên tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng tài
sản công; đổi mới phương thức quản lý, sử dụng tài
sản công theo hướng nắm chắc, phản ánh đầy đủ tài
sản công cả về giá trị và hiện vật... Từ đó, tạo cơ chế
khai thác tài sản công hợp lý, đóng góp có hiệu quả
vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh quốc gia; quản lý tài sản bằng các công cụ
hiện đại, hiệu quả; thực hiện công khai, minh bạch
về tài sản, góp phần chống lãng phí, thất thoát.
Hai là,
hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức
và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng
hạn chế việc trang bị bằng hiện vật, chuyển dần
sang cơ chế khoán có tính chất bắt buộc, thực hiện
phương thức thuê dịch vụ và Nhà nước đặt hàng.
Đồng thời, xác định công năng sử dụng của tài sản
để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế, tránh lãng
phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản.
Để bảo đảm tính thống nhất về định mức trang
bị tài sản chuyên dùng giữa các đơn vị sự nghiệp
công lập có cùng lĩnh vực hoạt động, giao Bộ trưởng
bộ quản lý chuyên ngành ban hành hoặc trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành định mức sử dụng tài
sản chuyên dùng. Đồng thời, giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong quyết định định mức tài sản
sử dụng vào mục đích có tính chất kinh doanh dịch
vụ cho thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn,
định mức sử dụng tài sản công ngay từ khâu lập,
phê duyệt kế hoạch xây dựng mới, mua sắm, nâng
cấp, cải tạo công trình sự nghiệp và các tài sản khác.
Ba là,
mở rộng đối tượng được Nhà nước xác
định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo
cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với
việc mở rộng đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng
TSNN giao vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch
vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết gắn với tăng cường
công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm. Đẩy nhanh tiến độ xác nhận đơn vị đủ điều
kiện và xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị
sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn
cho doanh nghiệp quy định tại Nghị định 04/2016/
NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ, tạo tiền đề
cho các đơn vị sự nghiệp công lập được khai thác
nguồn lực tài chính từ tài sản đúng pháp luật.
Bốn là,
đẩy mạnh áp dụng hình thức hợp tác công
- tư trong đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, công
trình sự nghiệp. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công
lập sử dụng cơ sở vật chất sẵn có, các nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư xây dựng; trên cơ sở đó phân chia
kết quả hoặc cùng nhau khai thác, vận hành tài sản.
Việc áp dụng hình thức hợp tác công - tư cho phép
khai thác cơ sở vật chất sẵn có của các đơn vị sự
nghiệp công, đặc biệt là quỹ nhà, đất để thu hút vốn,
kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư nhằm hiện
đại hóa, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất,
nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo
dục, dạy nghề, thể thao, môi trường, giám định tư
pháp cần được đẩy mạnh. Các bộ, ngành chuyên
quản trong lĩnh vực xã hội hóa và UBND cấp tỉnh
căn cứ khả năng ngân sách và nhu cầu khuyến khích
xã hội hóa thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng
một phần hoặc toàn bộ công trình xã hội hóa hoặc
sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có để cho cơ sở
thực hiện xã hội hóa thuê có thời hạn.
UBND cấp tỉnh khẩn trương công bố Danh mục
lĩnh vực và địa bàn ưu đãi xã hội hóa, mức miễn,
giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã
hội hóa trên địa bàn theo quy định tại Nghị định
69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Nghị định
59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ;
Đồng thời, hoàn thành việc phê duyệt phương án
sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, phương án di dời các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc di dời theo
quy hoạch theo quy định tại Quyết định 09/2007/
QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định 86/2010/
QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, cần xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn
tại phát hiện qua sắp xếp lại, xử lý trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm; Chú trọng
công tác tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử
lý nhà, đất, phương án di dời đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Điều chỉnh cơ chế quản lý, sử
dụng tiền thu được từ bán tài sản gắn liền với đất,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục
đích sử dụng đất khi sắp xếp lại nhà, đất vừa bảo
đảm phù hợp, thống nhất với Luật NSNN (có hiệu
lực thi hành từ 01/01/2017), vừa bảo đảm khuyến
khích, tạo động lực cho quá trình sắp xếp lại.
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, cải cách
hành chính, đổi mới cơ chế hoạt động của đơn
vị sự nghiệp công lập, chế độ và công tác tổ
chức thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác tài
sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập đã đạt
được những kết quả bước đầu quan trọng.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...86
Powered by FlippingBook