5.1. So ky 1 thang 12 - page 20

22
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Thứ hai,
thay vì phân loại đơn vị sự nghiệp công
lập thành 2 loại, Dự thảo Luật sử dụng cách phân
loại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định về
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (chia đơn vị sự
nghiệp công lập thành 4 loại). Đồng thời, bỏ quy
định về việc xác định giá trị tài sản để giao cho đơn
vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp
nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và chi phí xác
định lại giá trị tài sản.
Thứ ba,
bổ sung quy định về quản lý vận hành tài
sản công theo hướng đơn vị sự nghiệp công lập có thể
tự thực hiện quản lý vận hành tài sản công được giao
quản lý, sử dụng hoặc thuê đơn vị có chức năng thực
hiện quản lý vận hành. Việc thuê đơn vị quản lý vận
hành được áp dụng cả đối với tài sản công được phép
sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê.
Thứ tư,
quy định rõ hơn các yêu cầu bắt buộc khi
khai thác, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh
doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết; đồng
thời bổ sung 4 yêu cầu mới gồm: Được cấp có thẩm
quyền quy định tại Luật này cho phép; không làmmất
quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước; tính đủ khấu
hao tài sản cố định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài
chính với Nhà nước.
Thứ năm,
đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm
đăng ký thông tin về việc khai thác, sử dụng tài sản
công vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên
doanh liên kết với cơ quan quản lý tài sản công để bảo
đảm công khai, minh bạch phục vụ công tác tổng hợp,
giám sát của các cơ quan chức năng, giám sát của cộng
đồng đối với tài sản công.
Thứ sáu,
đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư được quyết định việc đầu
tư xây dựng, mua sắm tài sản để phục vụ hoạt động
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các hoạt động
kinh doanh theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp
nhà nước. Số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản vào
mục đích kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh,
liên kết, sau khi hoàn trả vốn huy động (nếu có), bù
đắp các chi phí có liên quan, thực hiện nghĩa vụ tài
chính với Nhà nước, đơn vị được sử dụng theo quy
định của pháp luật.
Quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Bên cạnh các hình thức xử lý tài sản theo quy định
hiện hành, Dự thảo bổ sung một số hình thức xử lý tài
sản để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Thứ nhất,
sử dụng tài sản là nhà, đất thuộc cơ sở
hoạt động sự nghiệp để thanh toán cho nhà đầu tư
khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo
hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp
đồng BT). Việc thanh toán dự án BT bằng tài sản công
được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Giá trị dự
án BT xác định theo quy định của pháp luật về đầu
tư xây dựng; giá trị tài sản công thanh toán xác định
theo giá thị trường.
Thứ hai,
xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất,
bị hủy hoại. Theo đó, trường hợp tài sản công bị mất,
bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân
bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, đơn
vị được giao sử dụng tài sản công có trách nhiệm báo
cáo cấp có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy
hoại và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên
quan; thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định
của cấp có thẩm quyền. Trường hợp tài sản bị mất,
bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các tổ
chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì viêc
giao tài sản được bồi thường bằng hiện vật hoặc sử
dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm
tài sản thay thế được thực hiện theo quy định chung
về hình thành tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba
, quy định việc xử lý tài sản công khi chuyển
đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để đáp ứng yêu cầu đổi mới đơn vị sự nghiệp công
lập trong thời gian tới. Theo đó, tại Điều 63 của Dự
thảo Luật quy định: Khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp
công lập thành doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê,
phân loại tài sản đang quản lý, sử dụng; xử lý đối với
tài sản thừa thiếu, tài sản không có nhu cầu sử dụng,
tài sản ứ đọng chờ thanh lý theo chế độ quy định; xác
định giá trị tài sản để tính thành vốn giao cho doanh
nghiệp theo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường tại
thời điểm chuyển đổi. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
trung ương, UBND cấp tỉnh quyết định giao tài sản
công cho doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.
Khi thực hiện cổ phần hóa, đơn vị sự nghiệp công
lập phải kiểm kê, phân loại tài sản đang quản lý, sử
dụng; xử lý đối với tài sản thừa thiếu, tài sản không
có nhu cầu sử dụng; xác định giá trị đơn vị sự nghiệp
công lập để thực hiện cổ phần hóa; bàn giao tài sản
giữa đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi
và công ty cổ phần.
Đơn vị cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản,
nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức hoạt động; kế
thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị
sự nghiệp công lập đã bàn giao và các quyền, nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
2. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...86
Powered by FlippingBook