5.1. So ky 1 thang 12 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
25
đầu ra, theo đó, phạm vi quản lý hiệu quả ngân
sách từng bước được mở rộng, mô hình quản lý
không ngừng được mở ra, chất lượng quản lý
đã được nâng lên, biện pháp quản lý được tăng
cường hơn. Sau một thời gian triển khai, Trung
Quốc đã tăng cường ý thức trách nhiệm ở các
ban ngành, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ngân sách; tăng cường tính khoa học trong
việc ra quyết định và xây dựng chính sách tài
chính; thúc đẩy việc xây dựng Chính phủ hiệu
quả, minh bạch và trách nhiệm.
Thứ năm,
thẩm định dự toán ngân sách nhà nước:
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, quyết định của
Uỷ ban Thường vụ Đại biểu nhân dân toàn quốc
về việc tăng cường giám sát dự toán ngân sách nhà
nước và các quy định pháp luật liên quan. Khi thẩm
định dự toán ngân sách nhà nước cơ quan có thẩm
quyền phải tập trung thẩm tra tính hợp pháp, chân
thực, chính sách và hợp lý của dự toán. Quy trình
thẩm tra được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng
quy định của pháp luật. Trọng điểm của việc thẩm
tra tập trung vào xem xét tính phù hợp của văn bản
dự toán so với quy định của pháp luật, tính hoàn
chỉnh, hợp lý của dự toán, xem xét quy mô của dự
toán và việc cân đối dự toán ngân sách.
Một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp
công lập ở Trung Quốc đã trải qua một chặng đường
cải cách, trong đó có cả việc giao tự chủ 100% cho
một số loại hình đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, việc
giao quyền tự chủ 100% quản lý thu - chi cho các đơn
vị sự nghiệp chưa phù hợp đã với tình hình thực
tiễn dẫn đến tình trạng tham nhũng và hoạt động
kém hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, Trung
Quốc đang thực hiện cải cách theo hướng kiểm soát
toàn bộ thu - chi hoạt động sự nghiệp đảm bảo chặt
chẽ trong kiểm soát công tác lập dự toán.
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện cải cách
giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công
lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và
kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc
giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công
lập cần được phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trong
việc phân loại hình đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn
vị sự nghiệp hành chính, đơn vị sự nghiệp kinh
doanh, đơn vị sự nghiệp công ích. Trên cơ sở phân
loại đó, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các đơn
vị sự nghiệp theo từng loại hình. Về hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập, cần phải
xây dựng cơ chế giám sát thu - chi của các đơn vị sự
nghiệp công lập từ khâu lập dự toán đến chấp hành
dự toán và quyết toán.
Trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc, bài viết
đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong
quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế
tự chủ như sau:
Một là,
Việt Nam cần đưa ra quy chuẩn để tiến
hành phân loại đơn vị sự nghiệp công lập như: đơn
vị sự nghiệp hành chính, đơn vị sự nghiệp kinh
doanh và đơn vị sự nghiệp công ích.
Hai là,
phân chia, sắp xếp vị trí trong đơn vị sự
nghiệp công lập để phù hợp với từng loại hình đơn
vị. Ví dụ, vị trí quản lý, vị trí kỹ thuật chuyên môn,
vị trí hậu cần và vị trí đặc biệt.
Ba là,
nghiên cứu và xây dựng chế độ đánh giá
nhân viên rõ ràng, minh bạch, gắn với kết quả công
việc được giao và quan trọng hơn phải lượng hóa
được các kết quả công việc để đánh giá chính xác,
công bằng, trên cơ sở đó để làm căn cứ xếp loại
nhân viên.
Bốn là,
trong cải cách hệ thống đơn vị sự nghiệp,
xu thế chung là đẩy mạnh quá trình xã hội hóa,
trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Mục
đích của chính sách này là để các đơn vị sự nghiệp
công lập sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
mình, phản ứng tốt trước tác động của thị trường
luôn thay đổi. Quá trình cải cách này phải được thể
hiện chủ yếu trên 3 nhóm nội dung: tổ chức (mô
hình quản trị), nhân sự, tài chính. Nguyên tắc của
đổi mới là phải phù hợp với xu thế tất yếu của thế
giới, nhưng cũng không thể sao chép máy móc kinh
nghiệm nước ngoài; Không nên tập trung vào quản
lý tài chính mà coi nhẹ chuyên môn, tổ chức, bộ máy
và nhân sự.
Năm là,
để thực hiện tốt chuyên môn về kiểm
soát nội bộ, phòng ngừa rủi ro, hạn chế những vi
phạm trong quá trình thực hiện dự toán, trong
mua sắm tài sản và trong quản lý dự án… yêu cầu
người làm công tác kiểm soát nội bộ phải có trình
độ chuyên môn cao, thường xuyên cập nhật kiến
thức, cập nhật chính sách chế độ mới. Đặc biệt,
việc cải cách đơn vị hành chính sự nghiệp của Việt
Nam cần phải có lộ trình gắn với công cuộc cải
cách hành chính hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Hội thảo về “Quản lý các đơn vị hành chính” tại Thượng Hải, Trung Quốc,
tháng 11/2016;
2. Hoàng Kiến Tân. Đánh giá hiệu quả của đơn vị sự nghiệp công trong tái cấu
trúc. Tạp chí Học viện Phổ Điền, 2005 (kỳ 6) trang 57-58;
3. Khương Ái Lâm. Đổi mới phương pháp đánh giá nâng cao hiệu quả của đơn
vị hành chính sự nghiệp. Tạp chí nghiên cứu Đại học Vũ Hán 2008 (kỳ 5),
trang 9-15.
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...86
Powered by FlippingBook