5.1. So ky 1 thang 12 - page 3

5
CHỦ ĐỀ
Quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều đơn vị sau khi
được giao vốn đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh để vừa thực
hiện tốt nhiệmvụ chính trị được giao, vừa nâng cao chất lượng dịch
vụ, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tự chủ vềmặt
tài chính và đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước.
Tuy vậy, nhìn một cách tổng quát, vấn đề khai thác nguồn lực
từ tài sản công chưa tương xứng với tiềm năng; Việc đầu tư, trang
bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sự nghiệp công của các đơn vị
sự nghiệp công lập vẫn chủ yếu do Nhà nước bảo đảm…Trong bối
cảnh tình hình cân đối thu - chi ngân sách nhà nước còn nhiều khó
khăn, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có những giải pháp đột phá
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực sẵn có từ tài
sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Để độc giả hiểu hơn về hiện trạng TSNN tại các đơn vị sự nghiệp
công lập; quan điểm, chủ trương, giải pháp về quản lý nguồn tài
sản này trong giai đoạn vừa qua và trong thời gian tới, Tạp chí Tài
chính kỳ này thực hiện chủ đề “Quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính
tại đơn vị sự nghiệp công lập”.
TẠP CHÍ TÀI CHÍNH
Khu vực sự nghiệp công lập ở Việt Nam hiện nay có khoảng
33.000 đơn vị, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu củamọi tầng lớp nhân
dân, góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Để các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ được giao,
Nhà nước đã trang bị tài sản, cơ sở vật chất cho các đơn vị thông
qua nhiều hình thức khác nhau (giao tài sản bằng hiện vật, giao
quyền sử dụng đất, giao ngân sách để thực hiện đầu tư xây dựng,
mua sắm tài sản...). Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước
(TSNN), tổng số TSNN tại các đơn vị sự nghiệp công lập (chưa bao
gồmđơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân),
tính đến ngày 31/7/2016 là 313.129 tài sản với tổng nguyên giá
718.562 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại là 604.534 tỷ đồng.
Trong những năm qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã
thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, thể hiện rõ quan
điểm quản lý chặt chẽ đối với tài sản giao cho đơn vị sự nghiệp. Các
quy định pháp luật hướng tới đưa vào khai thác, phát huy công
suất, hiệu quả nguồn tài sản này, gắn với huy động các nguồn lực
từ bên ngoài để cùng đầu tư phát triển, quản lý tài sản, tăng nguồn
thu cho các đơn vị, giảmbao cấp từ ngân sách nhà nước đối với đơn
vị sự nghiệp công lập.
QUẢN LÝ, SỬDỤNGNGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
TẠI ĐƠNVỊ SỰNGHIỆP CÔNG LẬP
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...86
Powered by FlippingBook