5.1. So ky 1 thang 12 - page 31

33
Đạo lý của việc sửa đổi, bổ sung
các quy định về xử phạt vi phạm
Trước khi Nghị định 145/2016/NĐ-CP có hiệu lực
thi hành, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
(TTCK) được quy định trong Nghị định 108/2013/
NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/09/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP
ngày 02/8/2010 của Chính phủ và đã cụ thể hóa một
số quy định trong Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung
năm 2010. Nghị định 108/2013/NĐ-CP đã: (i) Đưa ra
những hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi chào
bán chứng khoán, bao gồm chào bán chứng khoán
riêng lẻ, đại chúng trong nước và chào bán ra nước
ngoài. Điều này đã mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh
của pháp luật so với Nghị định 85/2010/NĐ-CP; (ii)
Quy định chi tiết hơn các hình thức xử phạt bổ sung
và biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với từng
loại hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và
TTCK; (iii) Mức xử phạt cũng được quy định cao hơn,
phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 và xử lý thích đáng đối với các hành
vi vi phạm này.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài
chính cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật liên quan như: Nghị định 42/2015/NĐ-CP về
chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh; Nghị
định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng
khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi; các thông tư
hướng dẫn thi hành...
Các văn bản pháp luật mới về chứng khoán làm
phát sinh các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân
tham gia TTCK. Từ đó đặt ra yêu cầu xây dựng Nghị
định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
108/2013/NĐ-CP để bổ sung, hoàn thiện các chế tài xử
phạt vi phạm hành chính, đảm bảo tính thực thi của
các văn bản mới ban hành, nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, đảm bảo tính
bao quát, răn đe các hành vi vi phạm mới phát sinh
trên thị trường.
Đặc biệt, Bộ luật Hình sự 2015 đã có nhiều sửa
đổi, bổ sung các quy định theo hướng tăng chế tài xử
phạt đối với một số tội danh hiện hành trong lĩnh vực
chứng khoán, trong đó có tội danh giả mạo hồ sơ chào
bán, niêm yết chứng khoán…Do vậy, yêu cầu các quy
định hướng dẫn cũng cần được điều chỉnh.
Thực tế là Nghị định 108/2013/NĐ-CP đã được
Chính phủ quy định rõ chế tài xử phạt hành chính
với mức xử phạt được nâng lên so với mức phạt tại
Nghị định 85/2010/NĐ-CP trước đây đối với các hành
vi như: Giao dịch nội bộ (mức phạt đối với tổ chức
từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng); Gian lận hoặc tạo
dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi
giục việc mua, bán chứng khoán (mức phạt đối với
tổ chức từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng); Thao túng TTCK (mức
phạt đối với tổ chức từ 1 - 1,2 tỷ đồng); Giả mạo hồ sơ
để niêm yết chứng khoán (mức phạt đối với tổ chức
từ 1,8 - 2 tỷ đồng), hoặc để chào bán chứng khoán
ra công chúng (mức phạt từ 1 - 5% tổng số tiền đã
huy động)… Các mức phạt hành chính tại Nghị định
108/2013/NĐ-CP bước đầu đã đảm bảo tính răn đe
đối với các hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, để tăng cường xử lý các hành vi vi phạm
khi có tính chất, mức độ nghiêm trọng như có khoản
thu lợi bất chính lớn, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư,
QUY ĐỊNHMỚI VỀ XỬPHẠT VI PHẠM
NIÊMYẾT VÀ ĐĂNG KÝ GIAODỊCH CHỨNG KHOÁN
PGS.,TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán, trong đó sửa đổi, bổ sung các hành vi và mức phạt
đối với vi phạm niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán. Việc ban hành Nghị định
145/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2016 sẽ đảm bảo chế tài có tính bao quát, xử
phạt được các hành vi vi phạmmới trên thị trường, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm.
Từ khóa: Thị trường chứng khoán, xử phạt, vi phạm hành chính, giao dịch, niêm yết
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...86
Powered by FlippingBook