5.1. So ky 1 thang 12 - page 32

34
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
Chính phủ đã sửa đổi một số tội danh hiện hành theo
hướng tăng mạnh mức phạt tiền, bổ sung yếu tố định
lượng trong cấu thành tội phạm để làm rõ ranh giới
giữa vi phạm hành chính và hình sự; đồng thời, bổ
sung tội danh về giả mạo hồ sơ chào bán, niêm yết...
Đổi mới giúp thị trường phát triển minh bạch
Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2016, Nghị
định 145/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành đã
sửa đổi, bổ sung các hành vi và chế tài xử phạt hành
chính. Cụ thể, về hoạt động chào bán chứng khoán,
Nghị định 145/2016/NĐ-CP bổ sung các hành vi vi
phạm về chào bán cổ phiếu theo quy định tại Nghị
định 60/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán
gồm: Không công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm
toán xác nhận; không mở tài khoản phong tỏa và tiếp
nhận vốn huy động từ đợt chào bán...
Về việc thực hiện nghĩa vụ công ty đại chúng, Nghị
định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi khung phạt đối với
hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng
ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông, đến tính minh
bạch trong hoạt động và quản trị của công ty đại
chúng; Đồng thời, bổ sung các chế tài xử lý các hành vi
vi phạm về quản trị công ty đại chúng theo quy định
tương ứng tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trong bối cảnh TTCK phái sinh chuẩn bị đưa vào
hoạt động, Nghị định 145/2016/NĐ-CP bổ sung đối
tượng, hành vi vi phạm để kịp thời xử lý các vi phạm
của tổ chức kinh doanh, nhà đầu tư, thành viên tạo lập
thị trường, thành viên bù trừ… Điều này, giúp TTCK
hoạt động an toàn, ổn định, lành mạnh.
Về giao dịch chứng khoán, Nghị định 145/2016/
NĐ-CP sửa đổi khung phạt, mức phạt tiền đối với
hành vi vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông
sáng lập; người nội bộ và người có liên quan của
người nội bộ; cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ
5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng để đảm bảo
mức phạt phù hợp với tính chất, mức độ của hành
vi vi phạm.
Nghị định 145/2016/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung
hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông
tin trong hoạt động chứng khoán; sửa đổi hành vi giả
mạo hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, hồ
sơ niêm yết; bổ sung hành vi làm giả tài liệu trong hồ
sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ để phù hợp với hành
vi tương ứng tại Bộ luật Hình sự 2015 (tội làm giả tài
liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán); bổ
sung các hành vi và chế tài xử phạt vi phạm quy định
về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán.
Lập hồ sơ, tài liệu giả mạo để chào bán, niêm yết
chứng khoán là hành vi vi phạm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đến
tính an toàn, minh bạch của TTCK, ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hóa trên TTCK. Do vậy, thời gian qua,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nghiên cứu, đề
xuất bổ sung chế tài xử lý mạnh tay đối với hành vi
này. Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung tội làm giả tài
liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán, với
các chế tài nghiêm khắc…
Bên cạnh đó, mỗi hành vi vi phạm trên trên thị
TTCK như: không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng
khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán
không đúng thời hạn cũng sẽ bị xử phạt đều được
Chính phủ đưa ra mức xử phạt cụ thể:
Đối với hành vi không đăng ký giao dịch, niêm
yết chứng khoán, Nghị định 145/2016/NĐ-CP quy
định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng
nếu quá thời hạn đến 01 tháng; Phạt tiền từ 30 triệu
đồng đến 70 triệu đồng nếu quá thời hạn từ trên 01
tháng đến 03 tháng; Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến
100 triệu đồng nếu quá thời hạn từ trên 03 tháng
đến 06 tháng; Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200
triệu đồng nếu quá thời hạn từ trên 06 tháng đến
09 tháng; Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu
đồng nếu quá thời hạn khi không giao dịch, niêm
yết từ trên 09 tháng đến 12 tháng…
Nghị định 145/2016/NĐ-CP cũng quy định phạt
tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành
vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán
hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá
thời hạn trên 12 tháng. Phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 1,2 tỷ
đồng đối với tổ chức có hành vi tổ chức thị trường giao
dịch chứng khoán trái quy định pháp luật trong trường
hợp không có khoản thu trái pháp luật. Phạt tiền từ 01
lần đến 05 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không
thấp hơn mức phạt 1,2 tỷ đồng và không vượt quá 2
tỷ đồng đối với tổ chức có hành vi tổ chức thị trường
giao dịch chứng khoán trái quy định pháp luật trong
trường hợp có khoản thu trái pháp luật.
Bên cạnh đó, mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100
triệu đồng sẽ áp dụng đối với công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi
nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ
nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm
thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi
công ty, giải thể trước thời hạn, tạm ngừng hoạt động,
chấm dứt hoạt động khi chưa được Ủy ban Chứng
Nghị định 145/2016/NĐ-CP cũng quy định phạt
tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối
với hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết
chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết
chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng.
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...86
Powered by FlippingBook