5.1. So ky 1 thang 12 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
35
khoán Nhà nước chấp thuận, trừ trường hợp pháp
luật quy định khác. Đồng thời, Nghị định cũng đã sửa
đổi quy định phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu
đồng đối với một trong các hành vi vi phạm thực hiện
hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ
chứng khoán, đầu tư ra nước ngoài khi chưa đáp ứng
đủ điều kiện…
Trong quy định về giấy phép thành lập và hoạt
động, Nghị định 145/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định
phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với
một trong các hành vi vi phạm như:
Thứ nhất,
hoạt
động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ
chứng khoán, khi chưa được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước cấp giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chấp
thuận;
Thứ hai,
cung cấp dịch vụ chứng khoán, dịch
vụ tài chính khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chưa có quy định
hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thứ
ba,
hoạt động không đúng nội dung quy định trong
giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
Mặt khác, Nghị định sửa đổi mức phạt tiền từ 200
triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau: Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp,
bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin
sai sự thật hoặc che giấu sự thật hoặc sai lệch nghiêm
trọng; Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
có thông tin sai sự thật...
Đối với hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào
bán cổ phiếu riêng lẻ chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự và phạt tiền từ 400 - 700 triệu đồng. Tổ
chức có hành vi vi phạm phải thu hồi chứng khoán
đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng
khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi.
Việc xây dựng và ban hành đồng bộ chế tài xử
lý hình sự, hành chính góp phần tăng cường xử lý,
răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm mang tính
nghiêm trọng trên TTCK.
Bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
trong quá trình giao dịch trên TTCK, nhà đầu tư kỳ
vọng Nghị định 145/2016/NĐ-CP sẽ là đòn bẩy hiệu
lực tác động mạnh vào tình trạng DN sau cổ phần hóa
chây ỳ việc lên sàn vẫn còn tồn tại. Việc niêm yết trên
sàn chứng khoán đối với DN sau cổ phần hóa đã được
quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP và Quyết định
51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy
định cụ thể về việc thoái vốn, bán cổ phần của DNNN
gắn với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK.
Mới đây, để đẩy nhanh việc giao dịch cổ phần
của DNNN sau cổ phần hoá trên sàn UPCom, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư 115/2016/TT-BTC sửa đổi,
bổ sung Thông tư 196/2011/TT-BTC hướng dẫn bán cổ
phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần
hóa của các DN 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển
đổi thành công ty cổ phần. Theo đó, từ ngày 1/11/2016,
DN cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao
dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán
Việt Nam thực hiện đăng ký lưu ký và đăng ký giao
dịch với thời hạn quy định cụ thể. Trong đó, trong
thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông
báo xác nhận kết quả bán đấu giá của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
đưa cổ phần vào giao dịch trên hệ thống giao dịch
UPCom. Giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên
trên hệ thống giao dịch UPCom được xác định trên cơ
sở giá thanh toán bình quân.
Trước đó, vào tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định 51/2014/QĐ-TTg có hiệu lực từ
ngày 01/11/2014, quy định trong thời hạn 90 ngày sau
khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN, DNNN
cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại
chúng, đăng ký cổ phiếu để lưu ký tập trung tại Trung
tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đăng ký giao dịch
trên hệ thống giao dịch UPCom theo quy định của
pháp luật về chứng khoán và TTCK. Ngoài ra, nếu
đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết tại sở giao dịch
chứng khoán, DNNN sau khi cổ phần hóa phải thực
hiện các thủ tục để đưa cổ phiếu vào giao dịch trên sàn
chứng khoán, trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN.
Tuy nhiên, thời gian qua, các DN sau cổ phần hóa
vì nhiều lý do vẫn chưa chịu đăng ký giao dịch, niêm
yết trên TTCK. Để đảm bảo thực thi chủ trương, chính
sách, pháp luật của Nhà nước trong cổ phần hóa
DNNN, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, Nghị định
145/2016/NĐ-CP quy định các mức phạt tiền, tương
ứng với tính chất, mức độ vi phạm. Trong đó, phạt
tiền 400 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký
hoặc chậm đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán
trên 12 tháng. Việc bổ sung và áp dụng chế tài này
sẽ thúc đẩy các DN cổ phần hóa thực hiện nghĩa vụ
niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK, qua đó, hỗ
trợ thực hiện chủ trương thúc đẩy cổ phần hóa, tăng
cường hiệu quả hoạt động, nâng cao tính minh bạch,
khả năng cạnh tranh, quản trị của các DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, 2013: Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán;
2. Chính phủ, 2015: Nghị định 60/2015/NĐ-CP vàQuyết định 51/2014/QĐ-TTg quy
địnhvềviệcthoáivốn,báncổphầncủaDNNNgắnvớiđăngkýgiaodịch,niêmyết
trên thị trường chứng khoán;
3.
;
Chinhphu.vn; tapchitaichinh.vn
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...86
Powered by FlippingBook