5.1. So ky 1 thang 12 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
37
những nội dung đã được quy định tại Nghị định
177/2013/NĐ-CP, nếu cùng nội dung này được quy
định tại 2 Nghị định sẽ dẫn đến không tập trung và
các cấp, các ngành, địa phương khó theo dõi, triển
khai thực hiện. Mặt khác, Nghị định 177/2013/NĐ-CP
còn bộc lộ một số bất cập về thẩm quyền, trách nhiệm
của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong việc
hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá,
định giá, kê khai giá...
Nhìn chung, sau hơn 02 năm có hiệu lực thi hành,
Nghị định 177/2013/NĐ-CP đã đáp ứng kịp thời yêu
cầu công tác quản lý, điều hành giá tại ở Trung ương
và địa phương theo cơ chế thị trường có sự điều tiết
của nhà nước. Tuy nhiên, thực tế triển khai Nghị
định cũng phát sinh một số bất cập về thẩm quyền,
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các
cấp trong việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện biện
pháp bình ổn giá, định giá, kê khai giá... nên cần
nghiên cứu sửa đổi.
Nâng cao hiệu quả quản lý, bám sát thị trường
Theo Nghị định 149/2016/NĐ-CP, trong thời gian
Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình
ổn giá đối với mặt hàng cụ thể thuộc danh mục
hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá
bắt đầu từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định
áp dụng biện pháp đăng ký giá có hiệu lực và trước
khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ bằng
việc lập Biểu mẫu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Các trường hợp thực hiện đăng ký giá gồm: Tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện bán
buôn thì đăng ký giá bán buôn; Tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực
hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán
lẻ; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị
nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì
đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến; Tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phối độc
quyền thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá
bán lẻ dự kiến; tổng đại lý có quyền quyết định giá
và điều chỉnh giá thì đăng ký giá bán buôn, giá bán
lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; đại lý có quyền quyết định
giá và điều chỉnh giá thì thực hiện đăng ký giá bán
lẻ; Việc đăng ký giá bán đối với mặt hàng muối ăn,
thóc, gạo tẻ thường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh mặt hàng muối ăn, thóc, gạo tẻ thường (không
bao gồm nông dân và diêm dân) thực hiện. Trường
hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mua trực
tiếp muối ăn của diêm dân; thóc, gạo tẻ thường của
nông dân thì phải đăng ký giá mua muối ăn của diêm
dân; giá mua thóc, gạo tẻ thường của nông dân.
Bên cạnh đó, công tác quản lý điều hành giá sữa
cũng được đề cao tại Nghị định mới. Theo Nghị định
149/2016/NĐ-CP, việc theo dõi và giám sát thực hiện
bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 06 tuổi không còn
thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Thay vào đó,
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng
dẫn chi tiết danh mục mặt hàng sữa cho trẻ em dưới
06 tuổi. Việc đăng ký giá sữa này ở cấp trung ương
sẽ do Bộ Công thương tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu
đăng ký giá; Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với
các bộ, ngành trình Chính phủ quyết định về đăng
ký giá; định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung
giá đối với mặt hàng sữa cho trẻ dưới 06 tuổi nhằm
thực hiện bình ổn giá.
Mặt khác, Nghị định còn bổ sung về quyền quy
định giá thuộc phạm vi quản lý địa phương của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh gồm: Dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của
Nhà nước (trừ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
y tế) và gửi quyết định giá về Bộ Y tế, Bộ Tài chính
để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước; dịch vụ
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập
(học phí).
Ngoài ra, quy định mới còn trao quyền cho
UBND cấp tỉnh quyết định: Giá các loại đất; Giá cho
thuê đất, thuê mặt nước; Giá rừng bao gồm rừng
sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở
hữu; Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở
công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà
nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở; Giá
nước sạch sinh hoạt; Giá cho thuê tài sản nhà nước
là công trình kết cấu hạ tầng đầu tư từ nguồn ngân
sách địa phương; Giá sản phẩm, dịch vụ công ích,
dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được
địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh
doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định
của pháp luật.
Cùng với đó, UBND cấp tỉnh cũng quy định mức
Cơ quan quản lý nhà nước về giá ở Trung ương
gồm Bộ Tài chính và bộ quản lý ngành, lĩnh
vực; ở địa phương là Sở Tài chính các tỉnh có
trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
về giá phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực
ngành, địa phương. Bộ Tài chính chịu trách
nhiệm xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc
gia về giá.
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...86
Powered by FlippingBook