5.1. So ky 1 thang 12 - page 4

6
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước (TSNN) ở nước ta đã đạt được một số kết quả
quan trọng, như sau:
Thứ nhất,
hành lang pháp lý về quản lý, sử dụng tài
sản công dần được kiện toàn, tạo cơ sở để đổi mới công
tác quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
công lập. Luật Quản lý, sử dụng TSNN được ban hành
năm 2008 đã có sự phân định chế độ quản lý, sử dụng
TSNN giữa cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
lập. Đối với cơ quan nhà nước, việc quản lý, sử dụng tài
sản được quy định theo hướng chặt chẽ, bảo đảm công
năng, mục đích sử dụng, tiêu chuẩn, định mức. Nhà
nước bảo đảm tài sản cho cơ quan nhà nước để thực
hiện nhiệm vụ được giao. Cơ quan nhà nước không
được sử dụng tài sản vào các hoạt động có mục đích
kinh doanh.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Quản lý, sử
dụng TSNN đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành
2 nhóm: (i) Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
và (ii) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính.
Tương ứng với 2 nhóm đơn vị sự nghiệp công lập này
là 2 cơ chế quản lý, sử dụng tài sản khác nhau. Trong đó,
đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính thực
hiện quản lý, sử dụng TSNN như: cơ quan nhà nước,
trừ khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản
(ngoài quyền sử dụng đất) được bổ sung vào Quỹ Phát
triển hoạt động sự nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí có
liên quan. Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn
vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; ngoài
THỰC TRẠNGQUẢN LÝ, SỬDỤNG
TÀI SẢN CÔNGTẠI ĐƠNVỊ SỰNGHIỆP CÔNG LẬP
TS. TRẦN ĐỨC THẮNG, ThS. NGUYỄN TÂN THỊNH
– Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính)
Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, công tác quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng bộc lộ một số bất
cập, hạn chế như: Cơ chế quản lý, quy trình đầu tư và mua sắm tài sản nhà nước còn phân tán; Việc
quản lý, sử dụng một số loại tài sản nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới, chưa
đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới... Thực trạng
trên đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý, sử dụng tài sản công
tại đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới.
Từ khóa: Công sản, tài sản nhà nước, quản lý tài chính, sự nghiệp công lập
Ngày nhận bài: 29/10/2016
Ngày chuyển phản biện: 3/11/2016
Ngày nhận phản biện:23/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 25/11/2016
For more than 7 years after the Law on
Management and Use of State Property came
into effect, practical management and use of
state owned property has gained significant
achievements, however, there still are some
limitations such as: management mechanism,
investment and procurement of state owned
property procedure has been decentralized;
management and use of typical state owned
propertieshas been implementedwith improper
consideration, slow in change, inconsistency
with financial management mechanism and
not yet meet the practical needs of the new
era, etc.,. The above-mentioned situation sets
a requirement for stronger renovation in
management and use of state owned property
at state owned non-business units in coming
time.
Key words: State owned assets, state property,
financial management, state owned non-busi-
ness units
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...86
Powered by FlippingBook