5.1. So ky 1 thang 12 - page 40

42
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
X
ếp hạng tín dụng khách hàng đối với các ngân
hàng là hoạt động rất quan trọng để phòng
ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng như để
hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tính dụng
phù hợp cho các khách hàng đi vay. Trong những
năm gần đây, hoạt động cho vay thể nhân của các
ngân hàng mở rộng, trong khi đó thông tin đối với
các khoản vay thể nhân (nguồn trả nợ, mục đích sử
dụng vốn vay…) thường khó nắm bắt hơn so với
doanh nghiệp nên xếp hạng tín dụng thể nhân trở
nên cấp thiết hơn.
Nắm bắt được vấn đề này, các ngân hàng thương
mại Việt Nam đã từng bước xây dựng hệ thống xếp
hạng nội bộ. Tuy nhiên, mỗi khách hàng có thể có
quan hệ tín dụng cùng lúc với nhiều ngân hàng, do
vậy hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ của các
ngân hàng nếu chỉ dựa trên thông tin tín dụng của
khách hàng với ngân hàng mình mà không dựa trên
tổng hợp các nguồn thông tin từ các ngân hàng và
các tổ chức tín dụng khác sẽ dẫn tới những sai sót
trong việc xác định rủi ro tín dụng của khách hàng.
Hơn nữa, mỗi ngân hàng đều có các thang điểm
riêng, không thống nhất với nhau, do đó, khó so
sánh, đánh giá mức tín dụng khách hàng một cách
khách quan và chính xác.
So với nhiều nước phát triển trên thế giới, hoạt
động xếp hạng tín dụng tại Việt Nam còn chưa phát
triển. Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt
Nam (CIC) là một trong những tổ chức thực hiện xếp
hạng tín dụng tại Việt Nam. Với vị trí là tổ chức trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước, nắm được nguồn thông
tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
CIC có lợi thế về nguồn dữ liệu để có một sản phẩm
chấm điểm chính xác, hỗ trợ hệ thống các ngân hàng
thương mại trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tính
minh bạch của ngành Ngân hàng và đóng góp cho
sự tăng trưởng kinh tế bền vững và lành mạnh.
Chấm điểm xếp hạng tín dụng
thể nhân và phương pháp thực hiện
Theo Công ty Standard & Poor’s, xếp hạng tín
dụng là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín
dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện chí
của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ
tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Việc đánh
giá về rủi ro và chất lượng tín dụng dựa trên các chỉ
tiêu tài chính và phi tài chính của chủ thể vay nợ để
thực hiện. Người cho vay sử dụng hạng tín dụng để
đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong việc cho khách hàng
vay. Việc sử dụng rộng rãi hệ thống điểm tín dụng
và xếp hạng tín dụng thể nhân làm hoạt động cho
vay được mở rộng, an toàn và hiệu quả hơn (Federal
Reserve System, 2007).
Còn Abdou và Pointon (2011) đã hệ thống hoá
2 phương pháp xếp hạng tín dụng thể nhân chính
được sử dụng gồm phương pháp chuyên gia và
phương pháp thống kê. Theo đó, phương pháp
chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những
đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các
chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
để xác định rủi ro và chất lượng của khoản tín dụng.
XẾPHẠNGTÍNDỤNGKHÁCHHÀNGTHỂNHÂN
TẠI TRUNGTÂMTHÔNGTINTÍNDỤNGQUỐCGIAVIỆTNAM
LÊ THỊ THANH TÂN -
Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
TS. ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC -
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Những năm gần đây, hoạt động cho vay thể nhân của các ngân hàng ngày càng mở rộng, trong
khi đó thông tin đối với các khoản vay thể nhân thường khó nắm bắt hơn so với doanh nghiệp nên
hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân trở nên cấp thiết hơn. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt
động xếp hạng tín dụng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam, từ đó đưa
ra đề xuất liên quan tới mô hình xếp hạng và quy trình thu thập, trao đổi và đối chiếu thông tin
đầu vào của mô hình nhằm hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại tổ chức này.
Từ khoá: Điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng, CIC
Ngày nhận bài: 25/10/2016
Ngày chuyển phản biện: 27/10/2016
Ngày nhận phản biện: 16/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 18/11/2016
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...86
Powered by FlippingBook