5.1. So ky 1 thang 12 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
43
Để thực hiện phương pháp chuyên gia, cần sử dụng
một bảng câu hỏi gồm các tiêu chí liên quan tới rủi
ro tín dụng và đưa cho các chuyên gia khác nhau
để đánh giá. Sau đó các kết quả đánh giá của các
chuyên gia sẽ được tập hợp lại, xử lý thống kê và
cho ra kết quả cuối cùng. Ưu điểm của phương pháp
chuyên gia là tận dụng được kinh nghiệm và tri thức
chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành
của họ. Đồng thời, do kết quả đánh giá được tập hợp
từ nhiều người nên kết quả đánh giá có độ tin cậy
cao. Tuy nhiên, phương pháp này thường mất nhiều
chi phí và thời gian do số lượng tham gia chuyên gia
lớn đánh giá.
Phương pháp thống kê dựa trên các số liệu thực
tiễn như mức độ nợ, khả năng trả nợ… và phương
pháp kiểm định thống kê để phát hiện ra các biến
số ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Sự phù hợp của
mô hình thống kê phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
của bộ dữ liệu thực nghiệm. Bộ dữ liệu phải đủ lớn
và chính xác thì mô hình thống kê đưa ra mới có ý
nghĩa. Ưu điểm của phương pháp thống kê là việc
đánh giá khách quan. Việc áp dụng đơn giản, dễ
dàng, hoàn toàn dựa trên cơ sở định lượng nên có
thể thực hiện khá nhanh với chi phí thấp. Tuy nhiên,
nếu không thu thập được bộ dữ liệu thực nghiệm có
chất lượng thì phương pháp này khó thực hiện được.
Tính đến nay, do ưu điểm của tính khách quan
phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến hơn
trong xếp hạng tín dụng thể nhân thường thông quá
các mô hình chấm điểm tín dụng. Mỗi khách hàng
vay nợ được chấm một điểm tín dụng thể hiện mức
độ tín nhiệm và khả năng trả nợ. Tuy nhiên, ngay cả
khi mô hình thống kê được sử dụng, phương pháp
chuyên gia vẫn được kết hợp trong quá trình xây
dựng mô hình để đạt được kết quả chấm điểm, xếp
hạng tín dụng tin cậy nhất.
Hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại CIC
Nghiệp vụ chấm điểm thể nhân được nghiên cứu
từ cuối năm 2009. Sau đó được đưa vào áp dụng thí
điểm từ tháng 12/2010 và triển khai thực hiện chính
thức từ tháng 2/2011. Nghiệp vụ chấm điểm thể nhân
tại CIC được xây dựng căn cứ vào kinh nghiệm học
tập từ các nước phát triển trên thế giới như Pháp,
Mỹ, Hàn Quốc… và điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế của Việt Nam. Trong thời gian
tới, cùng với nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp, nghiệp vụ chấm điểm thể nhân là một trong
hai nghiệp vụ cốt lõi của CIC.
Quy trình chấm điểm, xếp hạng
tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC
Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách
hàng thể nhân tại CIC được thực hiện qua 5 bước cơ
bản sau:
Bước 1:
Thu thập thông tin.
Hiện nay, CIC thường xuyên cập nhập thông tin
về khách hàng từ các ngân hàng thương mại, ngân
hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và
các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Nguồn dữ
liệu đầu vào còn được bổ sung và cập nhật thông
qua việc kết nối và trao đổi thông tin với các kho
thông tin dữ liệu của của các bộ ngành như: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ
Công an… và khai thác trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Bước 2:
Kiểm soát và cập nhật thông tin khách
hàng.
Sau khi nhận được thông tin từ các tổ chức tín
dụng truyền qua hệ thống thông tin về, thông tin
được chuyển đến tổ kiếm soát thuộc phòng xử lý
dữ liệu. Tại đây, thông tin của khách hàng được lọc
qua các điều kiện lỗi như: Trùng mã (khách hàng có
cùng số chứng minh thư, cùng tên, hoặc số đăng ký
kinh doanh, mã số thuế, nhưng tồn tại hai mã CIC
khác nhau); tăng giảm dư nợ đột biến; ngày báo cáo
BẢNG 1: TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CIC
Tiêu chí
Số điểm
tối đa
Số điểm
tối thiểu
Chấm điểm tín dụng (chiếm 100%)
I. Số dư nợ và tình trạng nợ
I.1. Tổng dư nợ
60
40
I.2.Số lượng các tổ chức tín
dụng hiện đang còn nợ
60
40
I.3.Nhóm nợ cao nhất hiện tại
160
-30
I.4.Kỳ hạn trả nợ gốc
40
30
II. Lịch sử trả nợ
II.1.Số tháng xuất hiện nợ không đủ
tiêu chuẩn trong 1 năm gần nhất
120
0
II.2.Số năm có nợ xấu trong quan hệ
tín dụng trong 3 năm gần nhất
120
0
II.3. Số tổ chức tín dụng có nợ
xấu trong 3 năm gần nhất
120
20
III. Lịch sử quan hệ tín dụng
III.1.Số năm có quan hệ tín
dụng với tổ chức tín dụng
30
20
III.2.Số lần vay nợ mới
trong 3 năm gần nhất
40
30
Tổng cộng
750
150
Nguồn: CIC
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...86
Powered by FlippingBook