5.1. So ky 1 thang 12 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
47
Tác động của quy định an toàn
vốn tối thiểu tới hệ thống ngân hàng
Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính khu vực (1997)
Sự suy yếu của một số ngân hàng trong nước vào
những năm 1990, báo động tình trạng rủi ro tăng cao
trong hệ thống, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh
Ngân hàng năm 1990 cùng với các văn bản hướng dẫn
để điều tiết hệ thống ngân hàng. Theo đó, quy định về
vốn ngân hàng bắt đầu được đề cập thông qua việc
giới hạn số vốn huy động so với vốn tự có của ngân
hàng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải công bố
vốn pháp định vào đầu mỗi năm tài chính. Mục tiêu là
nhằm hạn chế cuộc đua lãi suất dẫn đến sụp đổ của hệ
thống ngân hàng và kiểm soát cung tiền để kiềm chế
lạm phát. Các quy định pháp lý này còn khá đơn giản
dẫn đến một số tổ chức kinh tế sở hữu ngân hàng đã
sử dụng vốn huy động của ngân hàng để đầu tư mà
không qua thẩm định. Từ năm 1991 đến năm 1997,
thị trường vốn Việt Nam chưa phát triển, thị trường
chứng khoán chưa ra đời, thị trường tiền tệ chủ yếu
là tín phiếu kho bạc và thị trường liên ngân hàng bắt
đầu phát triển nhưng chịu các quy định hành chính
về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Khi
khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra vào năm 1997,
hệ thống ngân hàng bắt đầu bộc lộ những yếu kém, nợ
xấu tăng, một số ngân hàng lâm vào khó khăn.
Vấn đề an toàn hệ thống ngân hàng, tuy đã được
đặt ra cấp thiết nhưng lúc bấy giờ tại Việt Nam vẫn
chưa có các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn theo
khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân
hàng vào trong hệ thống pháp lý điều tiết hoạt động
ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam lúc đó
mới bước vào quá trình tự do hóa tài chính, do vậy
dễ nhạy cảm với những “cú sốc” bên trong và bên
ngoài của nền kinh tế.
Giai đoạn từ sau khủng hoảng
tài chính khu vực 1997 đến nay
Đây là giai đoạn các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn
trong ngân hàng theo khuyến nghị của Ủy ban Basel
được áp dụng khá chi tiết vào hệ thống ngân hàng
Việt Nam. Theo đó, trọng tâm là tiêu chuẩn an toàn
vốn tối thiểu (hệ số CAR) được xây dựng khá gần
với Hiệp ước Basel I áp dụng cho tất cả các ngân
hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Từ sau năm
2000, khi hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc, thị
trường đã chứng kiến sự tăng trưởng về vốn của hệ
thống ngân hàng.
Hình 1 cho thấy, tốc độ tăng vốn điều lệ của các
ĐÁNHGIÁHIỆUQUẢCỦAQUYĐỊNHVỀ
ANTOÀNVỐNTỐI THIỂUCHOCÁCNGÂNHÀNGỞVIỆTNAM
ThS. TRẦN THỊ VÂN TRÀ
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro gây mất an toàn cho toàn hệ
thống, do đó cần là tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ khu vực này. Vấn đề đặt ra là việc áp dụng các
tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, mà trọng tâm là tiêu chuẩn an toàn
vốn có giúp cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam chống lại những “cú sốc” bên ngoài và bên trong
của nền kinh tế hay không? Bài viết tập trung làm rõ vấn đề này.
Từ khóa: Ngân hàng, rủi ro tín dụng, an toàn vốn
HÌNH 1: TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ NHTMVIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2004-2011 (NGHÌN TỶ VND)
Nguồn: FETP, Tái cấu trúc khu vực NHTM Việt Nam, 2014
Ngày nhận bài: 19/10/2016
Ngày chuyển phản biện: 21/10/2016
Ngày nhận phản biện: 5/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 6/11/2016
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...86
Powered by FlippingBook