5.1. So ky 1 thang 12 - page 46

48
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
NHTM Việt Nam trung bình ở các năm đều trên 20%,
trong đó từ năm 2006 trở đi, tốc độ tăng vốn điều lệ
nhanh đột biến, trên 30% và đỉnh điểm là trên 80%
(năm 2007). Sau năm 2011, tốc độ tăng vốn điều lệ
giảm nhưng vẫn ở mức hai con số. Bên cạnh đó, hệ
số vốn tối thiểu (CAR) tính bình quân cho các NHTM
Việt Nam đều được duy trì trên 8% từ năm 2003 đến
2012 đúng theo quy định của Hiệp ước Basel I.
Những bất ổn gây mất an toàn
trong hệ thống ngân hàngViệt Nam
Từ sau năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam
đối diện với nhiều vấn đề khó khăn có thể gây mất an
toàn hoạt động cho cả hệ thống và đe dọa đến sự ổn
định của nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể:
Thứ nhất,
cuối năm 2008, nhiều ngân hàng căng
thẳng về thanh khoản, khi Chính phủ đưa ra giải pháp
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tín dụng được mở
rộng dẫn đến lạm phát tăng nhanh. Điều này dẫn đến
sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vay
giữa các ngân hàng. Khi lạm phát tăng nhanh, chính
sách tiền tệ thắt chặt được đưa ra quá mạnh và đột
ngột đã làm tăng tình trạng căng thẳng thanh khoản
ở hầu hết các NHTM Việt Nam. Cuộc đua lãi suất tái
diễn, lãi suất liên ngân hàng có thời điểm tăng từ 30%-
40%. Trong bối cảnh đó, NHNN ban hành Thông tư
13/2010/TT-NHNN giới hạn tín dụng trên vốn huy
động từ 80% trở xuống nhằm giảm tình trạng mất
thanh khoản của các ngân hàng.
Thứ hai,
hệ thống ngân hàng lại đứng trước rủi ro
về tín dụng, bộc lộ ở những mặt sau:
- Từ năm 2006 đến 2008, Việt Nam chứng kiến tín
dụng tăng trưởng rất cao, mức tăng từ trên 20% lên
đến trên 60%. Tỷ lệ dư nợ so với tổng GDP của nền
kinh tế tăng đáng kể, từ 20% năm 1998 tăng liên tục
lên đến gần 140% vào năm 2010. Khi quy mô tín dụng
quá lớn so với GDP thì hệ thống ngân hàng dễ bị tổn
thương bởi những thay đổi bất lợi của nền kinh tế.
- Các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư và cho vay vào
lĩnh vực chứng khoán, bất động sản với tỷ lệ cao. Tỷ
trọng dư nợ đối với bất động sản chiếm 53,3% trong
tổng dư nợ (tương đương 1.331.032 tỷ đồng) vào năm
2011. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ
ra, lạm phát trong nước tăng mạnh, thị trường chứng
khoán lao dốc sau thời gian tăng trưởng nóng và thị
trường bất động sản cũng bắt đầu lao dốc và đóng
băng. Điều này dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng
tăng cao.
Năm 1999, NHNN đưa ra hàng loạt văn bản để
điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo sát chuẩn
quốc tế và đưa ra lộ trình tăng vốn đối với các ngân
hàng. Kết quả là tốc độ tăng vốn tự có của các ngân
hàng Việt Nam khá cao, đặc biệt từ sau năm 2006. Hệ
số CAR được các ngân hàng duy trì cao hơn 8% và
ổn định cho đến hiện nay, thậm chí một số ngân hàng
duy trì lên trên 30%. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối mặt với rủi
ro cao. Điều này cho thấy, dường như quy định về tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu không có tác dụng trong việc
ngăn ngừa rủi ro.
Nguyên nhân tác động đến an toàn vốn tối thiểu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn của Basel đầu
tiên được đưa ra tại Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN
quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, định nghĩa về vốn
tự có của ngân hàng có sự nhầm lẫn so với tiêu chuẩn
của Hiệp ước Basel. Vấn đề này được khắc phục trong
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và sau đó là Thông
tư 13/2010/TT-NHNN về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng. Ở những văn bản thay
thế sau, tỷ lệ vốn tối thiểu được thiết kế sát với Hiệp
ước Basel I. Tiếp đó, Chính phủ đưa ra lộ trình tăng
vốn của các ngân hàng, theo đó đến năm 2006 vốn
pháp định của ngân hàng phải từ 1.000 tỷ đồng và
tăng lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Đây có thể giải
thích vì sao trong thời gian từ năm 2004 trở lại đây,
vốn tự có của các ngân hàng tăng mạnh và hệ số CAR
được duy trì. Tuy nhiên, chất lượng của việc tăng vốn
tự có cũng như việc duy trì hệ số CAR của các ngân
hàng lại có vấn đề.
Thứ nhất,
mặc dù việc quy định vốn pháp định cao
đối với các ngân hàng nhằm ngăn chặn rủi ro nhưng
việc có quá nhiều ngân hàng tăng vốn trong một lộ
trình ngắn đã gây ra áp lực lớn cho các ngân hàng.
Trong điều kiện thị trường chứng khoán tăng trưởng
nhanh vào năm 2005-2007 và việc cho phép các tập
đoàn và các tổng công ty được kinh doanh đa ngành
dẫn đến nhiều tập đoàn, tổng công ty sở hữu ngân
hàng. Tuy nhiên, các cổ đông chiến lược này lại không
có đủ các tiêu chuẩn khắt khe cần có, do đó dẫn đến
những hành vi gây rủi ro nguy hiểm cho ngân hàng.
Thứ hai,
khi thị trường chứng khoán suy giảm và
Thông tư 13/2010/TT-NHNN yêu cầu, hệ số CAR tăng
HÌNH2: HỆ SỐCAR CỦANHTMVIỆT NAMGIAI ĐOẠN2003-2012 (%)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...86
Powered by FlippingBook