5.1. So ky 1 thang 12 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
49
lên 9% so với những quy định trước, điều này đã đẩy
các ngân hàng vào thế khó khăn hơn. Trong tình thế
đó, nhiều cách thức “lách luật” khác nhau đã được vận
dụng để đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định, trong
đó có tình trạng sở hữu chéo. Trước áp lực tăng vốn
đó, nhiều ngân hàng cho vay liên kết doanh nghiệp
để mua cổ phần tại các ngân hàng có cùng sở hữu với
ngân hàng cho vay. Điển hình như: NHTM cổ phần
Sài Gòn Thương Tín (SCB) cho Vạn Thịnh Phát và các
doanh nghiệp có liên quan vay. Sau đó, Vạn Thịnh Phát
và các doanh nghiệp có liên quan này dùng tiền vay
được góp vốn vào các ngân hàng có cùng sở hữu với
SCB là NHTM cổ phần Tín Nghĩa và NHTM cổ phần
Đệ Nhất. Như vậy, bề ngoài có vẻ là vốn ngân hàng
tăng nhưng về tổng thể vốn ngân hàng không tăng mà
chỉ chạy lòng vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng
kia thông qua sở hữu chéo. Việc tăng vốn chỉ là tăng
“ảo” làm cho hệ số CAR bị ước tính một cách sai lệch.
Bên cạnh đó, Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định
rõ về mức độ rủi ro của từng tài sản có của ngân hàng,
tuy nhiên thông qua sở hữu chéo, việc xác định mục
đích cuối cùng của khoản vay hay đầu tư của ngân
hàng thật không hề dễ dàng.
Các ngân hàng đều duy trì hệ số CAR đúng theo
quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngoại trừ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều dễ nhận thấy, trong lúc các ngân hàng lớn duy
trì hệ số CAR ở mức vừa phải thì nhiều ngân hàng nhỏ
có hệ số CAR khá cao (lên đến gần 35%) mà chủ yếu là
những ngân hàng yếu kém.
Thứ ba,
tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu đưa ra một
yêu cầu vốn cần thiết mà ngân hàng cần phải duy trì
để đối phó với rủi ro từ hoạt động của ngân hàng. Rủi
ro ứng với mỗi ngân hàng cần phải được đánh giá một
cách chính xác. Trong Hiệp ước Basel II và gần đây
nhất là Basel III, rủi ro của từng tài sản có của ngân
hàng được xác định thông qua kết quả đánh giá của
các tổ chức xếp hạng độc lập hoặc dựa vào hệ thống
đánh giá nội bộ của ngân hàng. Như vậy, dù bằng cách
nào, rủi ro của các tài sản ngân hàng có được đánh
giá chính xác hay không đều phụ thuộc vào dữ liệu
trên thị trường. Ở Việt Nam cũng như các nước đang
phát triển, thị trường tài chínhmới phát triển chưa đầy
20 năm với những thăng trầm và nhiều bất ổn, phần
lớn đều bị can thiệp bởi những quyết định mang tính
hành chính của các cơ quan quản lý. Tỷ trọng rủi ro
gán cho các loại tài sản ngân hàng khi tính hệ số an
toàn vốn được quy định trong các văn bản pháp lý
luôn bị thay đổi trong một thời gian ngắn. Như vậy,
vấn đề đặt ra là hệ số an toàn vốn có còn đáng tin cậy
và cần có giải pháp khắc phục?
Một số giải pháp khắc phục
Một là,
giảm mạnh tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các
NHTM. Đây là biện pháp giúp giảm áp lực ngân sách
nhà nước. Bên cạnh đó, vốn tư nhân tăng đồng nghĩa
với trách nhiệm giám sát và động cơ sử dụng vốn hiệu
quả hơn của cổ đông tư nhân (vì tổn thất nếu xảy ra
họ gánh chịu tương ứng với phần vốn sở hữu góp
vào). Điều này sẽ giúp chọn lọc những nhà đầu tư có
kinh nghiệm và hội đủ tiêu chuẩn cần thiết trong kinh
doanh ngân hàng. Mặt khác, khi ngân hàng đặt mục
tiêu hiệu quả lên vị trí ưu tiên thì các doanh nghiệp
nhà nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ đó thúc đẩy
việc cải thiện tính hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp nhà nước.
Hai là,
giảm bớt tình trạng can thiệp hành chính của
Nhà nước trong các tập đoàn và tổng công ty.
Ba là,
tăng khả năng tiếp cận thị trường của các
ngân hàng nước ngoài. Việc gia tăng thêm nhiều
loại hình đầu tư khác nhau sẽ tăng mức độ hiệu quả
của thị trường, từ đó có được nguồn thông tin đầy
đủ đạt được độ tin cậy cao trong việc ước tính hệ số
an toàn vốn.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Nhà nước, các quy định về đảm bảo an toàn đối với các tổ chức tín
dụng;
2. Huỳnh Thế Du, 2013, Các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân
hàng ở Việt Nam;
3. FETP, 2013, Sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng và các tập đoàn kinh tế Việt
Nam;
4. FETP, 2014, Tái cấu trúc khu vực ngân hàng thương mại ở Việt Nam;
5. Liliana Rojas-Suarez, Can international capital standards strengthen banks in
emerging markets?;
6. Bryan J.Balin, 2008, Basel I, Basel II and emerging markets;
7. Bank for International Settlements, History of the Basel Committee and it
Memberships.
HÌNH 3: TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU CỦA CÁC NGÂN HÀNG
VIỆT NAM, NĂM 2011
Nguồn: FETP, Tái cấu trúc các NHTM Việt Nam
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...86
Powered by FlippingBook