5.1. So ky 1 thang 12 - page 48

50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
K
hái niệm “CSF” (yếu tố thành công chính yếu)
đã được D. Ronald Daniel đưa ra vào khoảng
thập niên 1960, được phát triển rộng rãi sau đó
bởi John F. Rockart thuộc trường quản lý MIT và từ đó
được phổ biến nhân rộng ra nhằm trợ giúp việc thực
hiện chiến lược cũng như các dự án.
Nghiên cứu các yếu tố thành công chính yếu của
dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư công nói
riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc tối ưu hóa hiệu
quả quản lý trong khuôn khổ hạn hẹp về nguồn
lực và thời gian. Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh
chóng của công nghệ và môi trường, các yếu tố
thành công chính yếu có xu hướng thay đổi theo dự
án và theo thời gian, đòi hỏi không ngừng nghiên
cứu để phát hiện các yếu tố thành công chính yếu
mới và khẳng định các yếu tố thành công chính yếu
hiện hữu.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Xác định
các yếu tố thành công chính yếu của dự án đầu tư sử
dụng vốn nhà nước; (2) Xác định mức độ tác động của
các yếu tố này đến thành công của dự án sử dụng vốn
nhà nước; (3) Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm
gia tăng thành công của dự án đầu tư sử dụng vốn
nhà nước.
Cơ sở lý thuyết
Thành công của dự án đầu tư
Thành công của dự án được hiểu là sự đảm bảo
mục tiêu đã đề ra về chất lượng, tiến độ, ngân sách,
sự hài lòng của các bên liên quan… Tùy theo quan
điểm và cách nhìn nhận khác nhau về sự thành
công của dự án. Theo Globerson và Zwikael (2002)
và Thomsett (2002), dự án được xem là thành công
phải thỏa mãn 3 tiêu chí là chi phí, thời gian, yêu
cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, 3 tiêu chí này không đủ để
đo lường một dự án thành công khi mà dự án còn
đòi hỏi về chất lượng trong quá trình quản lý dự án
và thoả mãn yêu cầu của các bên liên quan. Pinto
và Slevin (1998) cũng cho rằng, dự án thành công
phải có thêm tiêu chí thỏa mãn yêu cầu khách hàng
và đem lại lợi ích cho một nhóm khách hàng riêng
biệt. Theo Chan (1997), dự án thành công phải đạt
các tiêu chuẩn sau: Thời gian, chi phí, đáp ứng
tiêu chuẩn kỹ thuật, thoả mãn yêu cầu của các bên
tham gia, đáp ứng kỳ vọng người dùng, không ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh, đem lại giá trị
kinh doanh và an toàn khi thi công.
Vì vậy, để đánh giá sự thành công của dự án
có thể sử dụng các tiêu chí sau: Hiệu quả sử dụng
ngân sách; Hiệu quả về tiến độ; Hiệu quả về chất
lượng; Sự hài lòng của chủ đầu tư; Lợi ích cho
người thụ hưởng.
Các yếu tố thành công chính yếu
Một nghiên cứu đáng chú ý của Belassi và Tukel
(1996) đưa ra khung phân tích tổng quát, trong đó
các yếu tố tác động lên thành công của quản trị dự
án được phân thành các nhóm chính: (1) Nhóm yếu
tố liên quan đến giám đốc dự án; (2) Nhóm yếu tố
liên quan đến thành viên quản trị dự án; (3) Nhóm
yếu tố bên ngoài; (4) Nhóm yếu tố bên trong; (5)
Nhóm yếu tố liên quan đến đặc thù dự án. Các yếu
YẾUTỐTHÀNH CÔNG CỦA DỰÁNĐẦUTƯ
SỬDỤNGVỐNNHÀNƯỚC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
TS. PHẠM QUỐC VIỆT
– Đại học Tài chính Marketing
CAO SƠN ĐẶNG
- Kho bạc Nhà nước Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu này được tiến hành theo tiếp cận của trường phái các yếu tố thành công chính yếu của
dự án theo khung phân tích của Belassi và Tukel (1996). Phương pháp tiếp cận hỗn hợp (định tính
trước, định lượng sau) được sử dụng để khám phá và khẳng định các yếu tố thành công chính yếu
của dự án đầu tư. Thông qua khảo sát các cá nhân tham gia quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà
nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (giai đoạn 2011-2015), nhóm tác giả đã đưa ra được các yếu tố
thành công chính yếu, đồng thời gợi ý chính sách về nâng cao năng lực quản trị dự án đầu tư công.
Từ khóa: Quản trị dự án, đầu tư, vốn nhà nước
Ngày nhận bài: 3/11/2016
Ngày chuyển phản biện: 5/11/2016
Ngày nhận phản biện: 25/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 27/11/2016
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...86
Powered by FlippingBook