5.1. So ky 1 thang 12 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
7
các quyền, nghĩa vụ như cơ quan nhà nước, đơn vị được
phép sử dụng TSNN giao vào mục đích sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết (gọi tắt là
mục đích kinh doanh dịch vụ); đơn vị thực hiện việc
trích khấu hao tài sản cố định (toàn bộ hoặc phần tài
sản cố định sử dụng vào mục đích kinh doanh) để hình
thành quỹ khấu hao dùng cho việc tái tạo lại tài sản,
thay vì ngân sách nhà nước (NSNN) phải cấp lại. Khi
Nhà nước thực hiện các điều chuyển, thu hồi phải bảo
đảm cho đơn vị bảo toàn, phát triển vốn và tài sản được
giao. Việc sửdụng tài sản vàomục đích kinh doanh phải
đảm bảo các yêu cầu: Không làm ảnh hưởng tới việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao; sử
dụng tài sản đúngmục đích đầu tư xây dựng, mua sắm;
phát huy công suất và hiệu quả sử dụng TSNN và thực
hiện theo cơ chế thị trường.
Căn cứ quy định của Luật, Chính phủ ban hành
Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009, Nghị định
04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý,
sử dụng TSNN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009; Thông tư 12/2012/
TT-BTC ngày 06/02/2012; Thông tư 23/20167/TT-BTC
ngày 16/02/2016 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
TSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai,
tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSNN tại
đơn vị sự nghiệp công lập đã từng bước được điều
chỉnh cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù
hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng
đối với các tài sản có giá trị lớn, sử dụng phổ biến tại
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn
vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức, ban quản lý
dự án gồm: Trụ sở làm việc, xe ô tô công, máy móc,
thiết bị, điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di
động. Các bộ, ngành, địa phương ban hành định mức
sử dụng tài sản chuyên dùng (như: diện tích phục vụ
nhiệm vụ đặc thù trong trụ sở làm việc; xe ô tô chuyên
dùng; máy móc, thiết bị chuyên dùng) cho các cơ quan,
tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Đây là cơ sở để
lập kế hoạch, thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm,
trang bị, rà soát, sắp xếp, điều chuyển, đánh giá hiệu
quả quản lý, sử dụng tài sản.
Cùng với việc phân định chế độ quản lý, sử dụng tài
sản công, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của đơn
vị sự nghiệp công lập cũng đã có sự điều chỉnh cho phù
hợp. Theo đó, các tài sản phục vụ công tác quản lý hành
chính của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như
cơ quan nhà nước, còn các tài sản đặc thù được giao cho
các bộ, cơ quan trung ương ban hành sau khi có ý kiến
thống nhất của Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND cấp tỉnh
và HĐND cùng cấp.
Thứ ba,
các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện rà
soát, sắp xếp, bố trí việc sử dụng tài sản công, đặc biệt
là nhà, đất, xe ô tô phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được Nhà nước giao, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định và quy hoạch được
duyệt; số tài sản dôi dư sau sắp xếp hoặc không còn phù
hợp với quy hoạch; không còn nhu cầu sử dụng được
điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị khác sử dụng hay
bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng để tạo
nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở
làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Tính chung số tiền
thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Quyết định
09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ trong đó có nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp công
lập đạt trên 35.000 tỷ đồng.
Thứ tư,
tổ chức công nhận đơn vị sự nghiệp công
lập đủ điều kiện và tổ chức xác định giá trị tài sản để
giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh
nghiệp. Đến nay, đã có trên 70 bộ, ngành, địa phương
có quyết định công nhận các đơn vị sự nghiệp công lập
đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để
giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh
nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2015, đã có 723 đơn vị sự
nghiệp công lập hoàn thành việc xác định giá trị tài sản
và có quyết định giao tài sản của cấp có thẩm quyền với
tổng giá trị tài sản được giao là 21.030 tỷ đồng. Nhiều
đơn vị sau khi được Nhà nước giao tài sản theo cơ chế
giao vốn cho doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả tiềm
năng, thế mạnh để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
được giao, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu
nhập cho người lao động, tự chủ về mặt tài chính và
đóng góp vào NSNN.
Thứ năm,
công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại
các đơn vị sự nghiệp đã dần đi vào nề nếp. Phần lớn các
đơn vị sự nghiệp công lập đã ban hànhQuy chế quản lý,
sử dụng TSNN, trong đó phân định cụ thể quyền hạn,
trách nhiệmcủa từng bộ phận, cá nhân trong từng khâu,
từng việc từ đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo quản, bảo
vệ, sửa chữa, bảo dưỡng đến xử lý tài sản. Việc sử dụng
TSNN sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức đã từng
bước được khắc phục.
Theo Cơ sở Dữ liệu quốc gia về TSNN (tài sản công),
khu vực hành chính sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, ban quản lý dự án thuộc các bộ, cơ quan trung
ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên
phạmvi cả nước đối với 4 loại tài sản, tổng giá trị tài sản
công đến ngày 31/7/2016 là 1.040.451,98 tỷ đồng. Trong
đó, tài sản là quyền sử dụng đất khoảng 699.156,98 tỷ
đồng; tài sản là nhà khoảng 256.164,60 tỷ đồng; tài sản
là ô tô khoảng 23.127,38 tỷ đồng; tài sản khác khoảng
62.003,02 tỷ đồng; tài sản công do các bộ, cơ quan trung
ương quản lý là 279.539,18 tỷ đồng (26,87%); tài sản công
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...86
Powered by FlippingBook