5.1. So ky 1 thang 12 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
53
T
heo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội TP. Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư của Thành
phố thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là 493 nghìn tỷ
đồng. Theo đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước (NSNN), bao gồm cả từ ngân sách trung ương
và ngân sách Thành phố tập trung sử dụng để phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chỉ riêng
lĩnh vực giao thông, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho thấy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và Cần Thơ nói riêng, NSNN (chưa tính vốn
trái phiếu chính phủ) chỉ đáp ứng được hơn 10%
nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 2016-2020. Như vậy,
cung về vốn chưa thỏa mãn được nhu cầu cải tạo,
nâng cấp và đầu tư mới cơ sở hạ tầng (CSHT) đô
thị. Trong khi đó, tốc độ giải ngân vốn chậm, vốn
đã thiếu mà còn bị ứ đọng gây thất thoát, lãng phí.
Thực trạng trên cho thấy, để đáp ứng nhu cầu
hiện đại hóa CSHT phải mở rộng phương thức huy
động, ngoài nguồn vốn truyền thống từ NSNN, cần
huy động tối đa các nguồn lực tài chính khác trong
nền kinh tế.
Tình hình huy động vốn ngoài ngân sách
vào phát triển cơ sở hạ tầng tại TP. Cần Thơ
Ở Việt Nam, nguồn vốn cần thiết để đáp ứng nhu
cầu phát triển CSHT đã vượt quá khả năng chi trả
của NSNN nên cơ chế cấp vốn bền vững cho phát
triển hạ tầng địa phương không thể chỉ dựa vào
NSNN mà đòi hỏi sự tham gia sâu rộng hơn nữa
của thị trường vốn, có thể kể đến các nguồn vốn tài
trợ cho đầu tư phát triển CSHT ngoài NSNN như:
Vốn FDI; nguồn vốn hợp tác công - tư (PPP) và vốn
vay (vay trong nước và vay nước ngoài).
Nếu như trước đây, nguồn vốn đầu tư phát
triển CSHT của TP. Cần Thơ phụ thuộc hoàn toàn
vào vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và địa
phương, thì vài năm trở lại đây, nguồn vốn này đã
bước đầu được đa dạng hóa. Ngoài NSNN, TP. Cần
GIẢI PHÁPHUY ĐỘNGVỐNĐẦUTƯ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞHẠ TẦNGTẠI TP. CẦNTHƠ
TS. NGUYỄN THỊ MỸ LINH -
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của TP. Cần Thơ thời gian qua chủ yếu
được phân bổ từ ngân sách nhà nước và vốn ODA, một phần nhỏ được đóng góp bằng nguồn vốn
xã hội hóa trong dân cư qua các dự án được triển khai. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vẫn chưa có hoặc cũng chỉ trên cam kết và thiếu vắng nguồn vốn từ phát hành
trái phiếu chính quyền địa phương. Từ thực tế trên, bài viết đánh giá những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn
vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại TP. Cần Thơ.
Từ khóa: Ngân sách nhà nước, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư
BẢNG 1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI CẦN THƠ THỜI GIAN QUA (TRIỆU ĐỒNG)
TT
Ngành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015* Tổng số
1 Giao thông vận tải
955.732
730.853
634.205
1.199.982 1.438.175
733.196
5.692.143
a Vốn từ NSNN
955.732
730.853
624.205
1.169.982 1.398.175
713.196
5.592.143
b
Vốn vay nước ngoài (ODA)
-
-
10.000
30.000
40.000
20.000
100.000
2 Cấp nước và xử lý rác thải, nước thải
93.348 71.313
98.183
73.066
84.477
111.000
531.387
a Vốn từ NSNN
33.348 41.313
48.183
39.066
64.477
101.000
327.387
b
Vốn vay nước ngoài (ODA)
60.000 30.000
50.000
34.000
20.000
10.000
204.000
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ
Ghi chú: * Số liệu năm 2015 là số ước tính
Ngày nhận bài: 5/11/2016
Ngày chuyển phản biện: 7/11/2016
Ngày nhận phản biện: 27/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 29/11/2016
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...86
Powered by FlippingBook