5.1. So ky 1 thang 12 - page 54

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
H
iệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam
- EAEU (bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa
Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa
Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) được khởi động
từ tháng 3/2013. Trải qua 2 năm đàm phán với 8 phiên
chính thức, ngày 29/5/2015 Hiệp định đã chính thức
được ký kết. Hiệp định bao gồm các chương như: Vấn
đề pháp lý, thương mại hàng hóa, các biện pháp bảo
hộ thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
thực vật (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại
(TBT), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, thương
mại dịch vụ và đầu tư, thương mại điện tử, quy tắc
xuất xứ và cơ quan hải quan, phát triển bền vững.
Hiệp định cũng bao gồm việc các bên thông báo trước
cho nhau về những thay đổi trong quy định thương
mại và đặt nền tảng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các
cơ quan hải quan cũng như các cơ quan công quyền...
Có hiệu lực kể từ ngày 5/10/2016, Hiệp định đánh
dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập sâu rộng
của Việt Nam; đồng thời, mở ra cơ hội lớn cho doanh
nghiệp cả hai bên trong các lĩnh vực đầu tư, thương
mại, xuất nhập khẩu, luân chuyển hàng hóa trong
thời gian tới. Cụ thể là doanh nghiệp Việt Nam sẽ có
cơ hội tiếp cận thị trường có tổng GDP gần 2,2 nghìn
tỷ USD, 183 triệu dân và ngược lại doanh nghiệp các
nước EAEU sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường hơn 90
triệu dân của Việt Nam.
Mở ra cơ hội cho
các mặt hàng có thế mạnh củaViệt Nam
Theo đánh giá của giới chuyên gia, EAEU có tiềm
năng lớn bởi đây là tổ chức hội nhập lớn nhất tại
lục địa Á-Âu. Khác với Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác thương mại
và đầu tư xuyên Đại Tây Dương, tổ chức này có
cấp độ hội nhập rất cao. EAEU đang tiến tới thành
lập một liên minh kinh tế toàn diện, tạo ra sự lưu
thông tự do giữa các nước thành viên không chỉ về
hàng hóa, mà còn về lực lượng lao động, dịch vụ và
dòng vốn đầu tư. EAEU cũng hướng tới việc quy về
một chính sách kinh tế thống nhất. Việc Việt Nam
ký Hiệp định FTA với EAEU cho phép tăng mạnh
kim ngạch hàng hóa, từ đó tăng doanh thu từ ngoại
thương và tạo việc làm mới.
Theo tính toán của Ủy ban kinh tếÁ-Âu, việc thành
lập khu vực thương mại tự do giữa EAEU với Việt
Nam có thể làm tăng kim ngạch song phương từ 4
tỷ USD hiện tại lên từ 8-10 tỷ USD trong tương lai.
Trong nămđầu tiên, khi Hiệp định có hiệu lực, các nhà
xuất khẩu trong khu vực sẽ tiết kiệm được khoảng 40
triệu USD tiền thuế. Đặc biệt hơn, cơ hội mà các doanh
nghiệp được hưởng lợi từ Hiệp định này là rất lớn, bởi
ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các ngành thủy
sản, dệt may, da giày, túi xách…được cắt giảm thuế tới
gần 90%; trong đó, có những dòng thuế được xóa bỏ
hoàn toàn. Việt Nam cũng bãi bỏ ngay thuế nhập khẩu
đối với hơn 59%mặt hàng từ EAEU, bao gồm thịt, bột
mì, rượu, thiết bị cơ khí, sản phẩm thép…
Hiệp địnhViệt Nam - EAEUbao quát khá toàn diện
trên nhiều lĩnh vực, từ chất lượng hoá thương mại,
phát triển bền vững, sở hữu trí tuệ; hạng mục “mua
sắmChính phủ” cũng được mở để sau này có thể phát
HIỆP ĐỊNHVIỆT NAM - EAEU:
CƠHỘI CHO CÁCMẶT HÀNGTHẾMẠNH CỦAVIỆT NAM
NCS. ĐỖ THU HẰNG
– Học viện Ngân hàng
Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế
Á - Âu (EAEU) có hiệu lực từ ngày 5/10/2016, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình hội nhập sâu
rộng của Việt Nam; mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp cả hai bên trong lĩnh vực đầu tư, thương
mại, xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường có tổng GDP gần
2,2 nghìn tỷ USD, 183 triệu dân và ngược lại doanh nghiệp các nước EAEU sẽ có cơ hội tiếp cận thị
trường hơn 90 triệu dân của Việt Nam. Bài viết sẽ phân tích và đánh giá về những cơ hội và thách
thức của doanh nghiệp Việt Nam từ Hiệp định này.
Từ khóa: Hiệp định FTA, xuất khẩu, thị trường, doanh nghiệp
Ngày nhận bài: 28/10/2016
Ngày chuyển phản biện: 30/10/2016
Ngày nhận phản biện: 15/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 17/11/2016
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...86
Powered by FlippingBook