5.1. So ky 1 thang 12 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
57
triển bổ sung. Vì vậy, các mặt hàng như dệt may, nông
thủy sản, da giày… của Việt Nam chắc chắn cũng có
nhiều lợi thế khi xuất khẩu vào 5 nước thuộc liên minh
nhờ được miễn, giảm thuế quan.
Thống kê của Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công
Thương), Việt Nam đứng thứ 11 trong số các nước
xuất khẩu sang khu vực này và đứng thứ 24 trong
số các nước nhập khẩu từ EAEU. Khi Hiệp định có
hiệu lực, việc xoá bỏ thuế quan được kỳ vọng giúp
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nhiều loại
hàng hoá. Đối với EAEU, đó là nông sản, sản phẩm
thịt (thịt gia cầm, giò), sản phẩm sữa (pho mát, bơ),
lúa mì, bột mì, phân bón, thép ống, thép cán, lốp xe,
ô tô (xe tải, xe khách). Ngược lại, đối với Việt Nam,
các mặt hàng của Việt Nam được kỳ vọng có mức
tăng trưởng xuất khẩu cao vào thị trường EAEU là
nông sản, cá, gạo, trái cây, rau quả, sản phẩm dệt
may, da giày, đồ gia dụng….
Tính toán của đại diện Thương vụ Liên bang Nga
tại Việt Nam cho biết, sau khi Hiệp định FTA Việt
Nam – EAEU có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm dệt may Việt Nam vào EAEU tăng khoảng 50%,
bởi nhóm hàng này sẽ đến được với người tiêu dùng
cuối cùng tại thị trường Nga nhờ lợi thế lớn về ưu đãi
thuế quan so với các nước không tham gia Hiệp định
này khi xuất khẩu sang Nga.
Theo thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công
Thương), hiện nay có khoảng 938 doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu sang EAEU; trong đó khoảng 200 doanh
nghiệp là có kim ngạch lớn, chiếm 90% tổng xuất
khẩu, chủ yếu tập trung vào các ngành hàng: thủy sản,
cà phê, cao su, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dệt may,
giày dép, gỗ, bánh kẹo các loại…; số doanh nghiệp
còn lại tham gia xuất khẩu nhưng kim ngạch không
đáng kể. Rõ ràng, việc “bắt tay” với EAEU sẽ mở ra
cơ hội “vàng” cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh
của Việt Nam.
Đón đầu những thách thức
Đi kèm với những cơ hội là không ít thách thức,
doanh nghiệp trong nước sẽ phải chuẩn bị về mọi mặt,
để có thể trụ vững và cạnh tranh được với các mặt
hàng nhập khẩu từ chính EAEU. Những khó khăn mà
doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện khi tham gia
vào thị trường lớn này, trước tiên là xuất phát từ nội
tại nền kinh tế Nga như việc đồng ruble mất giá đã
khiến giá hàng nhập khẩu tăng mạnh, trong đó có các
mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ
là vấn đề tạm thời, Nga và Việt Nam có truyền thống
hữu nghị và hợp tác lâu bền, điều đó sẽ cho phép hai
bên vượt qua mọi khó khăn.
Ngoài giá cả thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
sang EAEU cũng đối diện không ít thách thức. Điểm
hình như đối với mặt hàng gạo, EAEU chỉ cho Việt
Nam mức hạn ngạch xuất khẩu là 10.000 tấn/năm với
thuế suất 0% và áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc
(MFN) ngoài hạn ngạch thay vì 0%. Như vậy, lợi thế
cho gạo là không nhiều, bên cạnh đó nhu cầu của các
nước thuộc Liên minh tùy theo sản lượng hàng năm,
không theo quy luật ổn định.
Về mặt hàng chè, Hiệp định không cam kết giảm
thuế đối với chè xanh đóng gói dưới 3 kg. Cà phê, hồ
tiêu chỉ áp dụng thuế 0% với nguyên liệu thô từ Việt
Nam. Như vậy có thể thấy, các mặt hàng chè, hồ tiêu
và cà phê, những thế mạnh của Việt Nam, muốn xuất
khẩu mang lại giá trị cao thì phải chế biến sâu nhưng
các sản phẩmnày chỉ được hưởng lợi thuế 0%ở những
sản phẩm thô, còn chế biến sâu không được hưởng lợi.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, thị trường
Nga rất tiềm năng cho ngành hồ tiêu nhưng khó khăn
trong vấn đề thanh toán, việc thanh khoản chậm sẽ
gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Đối với các sản phẩm gỗ mức thuế suất khẩu đồ
gỗ giảm từ 15% xuống 0% đồng thời áp dụng cơ chế
“phòng vệ ngưỡng” và một số sản phẩm không cam
kết. Liên minh cũng áp dụng cơ chế phòng vệ đặc biệt
với các nhóm đồ gỗ Việt Nam đang có thế mạnh như
đồ gỗ trong nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, văn
phòng (nếu xuất khẩu sang Liên minh dưới hạn mức
trong danh mục sẽ được hưởng thuế suất 0%; nếu trên
hạn mức sẽ bị điều tra tác động thị trường nội địa và
có thể áp dụng mức thuế MFN hiện hành). Sản phẩm
gỗ của Việt Nam vẫn có điều kiện thâm nhập khu vực
thị trường nhưng tăng trưởng có thể không cao do bị
khống chế bởi cơ chế phòng vệ đặc biệt.
Với các mặt hàng dệt may, đa phần thuế sẽ giảm từ
10% xuống 0% (trong đó 36% dòng thuế xóa bỏ hoàn
toàn khi hiệp định có hiệu lực). Đồng thời, phía EAEU
cũng áp dựng cơ chế “phòng vệ ngưỡng” và một số
sản phẩm không cam kết. Trong cơ chế phòng vệ đặc
biệt, mức khởi đầu để áp dụng mức thuế 0% được tính
bằng 1,5 khối lượng xuất khẩu trung bình trong 3 năm
gần đây, nếu Việt Nam xuất khẩu quá lượng này thì
EAEU sẽ tiến hành điều tra và quyết định xem có áp
EAEU cam kết mở cửa có lộ trình đối với 95%
tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm (trong
đó, hơn 71% dòng thuế được xoá bỏ hoàn
toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, tương
đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung
bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam
vào EAEU), 5% dòng thuế còn lại là các mặt
hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...86
Powered by FlippingBook