5.1. So ky 1 thang 12 - page 59

61
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Biến động thị trường chứng khoán
thế giới sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ
Chính sách kinh tế của Donald Trump
và những ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ
Một điểm nhấn trong chính sách tranh cử của
Donald Trump là giành lại việc làm cho người Mỹ.
Ông Trump cho rằng, 1/3 việc làm trong ngành sản
xuất tại Mỹ mất đi vì Hiệp định mậu dịch tự do Bắc
Mỹ (NAFTA) và 50.000 nhà máy phải đóng cửa từ
khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO). Hơn nữa, Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) có thể khiến 2 triệu người Mỹ
mất việc làm. Trong các hiệp định này, người Mỹ
đang phải gánh chịu thiệt hại và bị các quốc gia khác
lợi dụng trong thương mại đa phương. Chính sách
tranh cử của ông Trump đã thực sự phát huy hiệu
quả trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ khủng hoảng và
suy thoái kéo dài trong 8 năm qua. Việc ông Trump
có áp dụng chính sách cứng rắn đối với thương mại
đa phương khi chính thức nắm quyền hay không
còn là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu
cử Tổng thống Mỹ đã có ảnh hưởng thực sự đến thị
trường tài chính Mỹ.
Vào đêm 8/11, thị trường chứng khoán (TTCK)
Mỹ hoảng loạn khi ứng cử viên Donald Trump giành
được chiến thắng bất ngờ. Tuy nhiên, chỉ một ngày
sau đó (9/11), thị trường bắt đầu hồi phục trở lại sau
khi các chỉ số chứng khoán đều đạt mức điểm nhẹ
trưởng. Các chỉ số: Dow Jones tăng 1,4%, S&P 500
tăng 1,1%, Nasdaq Composite Index tăng lên 1,4%.
Một tuần sau, chỉ số Dow Jones đã tăng gần 4,5% -
mức tăng hàng tuần cao nhất trong suốt 5 năm qua;
chỉ số S&P500 đã tăng lên hơn 3,4%; chỉ số Nasdaq
Composite Index đã tăng lên gần 4%.
Các chính sách của ông Trump hứa hẹn mang
lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và các định chế tài
chính. Sau giai đoạn khủng hoảng từ năm 2008 –
2011, đạo luật Glass – Stengall ra đời tách biệt ngân
hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại và ngân hàng
đầu tư. Đạo luật Dodd – Frank cũng được đưa ra
nhằm bảo vệ người gửi tiền, hạn chế ngân hàng cho
vay cầm cố bất động sản và cho phép các nhà hành
pháp can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng.
Ông Trump dự tính, xóa bỏ các đạo luật này hoặc
thay đổi cơ bản nội dung của đạo luật, vì cho rằng
Chính phủ đã can thiệp quá nhiều vào hệ thống ngân
hàng, làm hạn chế các khoản tín dụng doanh nghiệp
và cản bước tăng trưởng GDP. Chiến dịch tranh cử
DỰBÁOTRIỂNVỌNG
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNTHẾ GIỚI NĂM2017
TS. HỒ HỒNG HẢI -
Đại học Ngoại thương
Năm 2016, thị trường chứng khoán thế giới bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm. Giá dầu thế giới
biến động thường xuyên, cộng với gói nới lỏng định lượng tại Trung Quốc được triển khai đã trở
thành lực cản lớn của thị trường chứng khoán. Cùng với đó, hàng loạt sự kiện chính trị trong năm đã
đẩy thị trường toàn cầu vào tình trạng bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chuyên gia dự báo triển
vọng thị trường chứng khoán năm 2017 sẽ có hai kịch bản có thể xảy ra: (i) Có thể tăng trưởng đạt
từ 6-10% tại các thị trường chủ chốt; (ii) Giảm trung bình 6,5%, tùy thuộc vào chính sách của tân
Tổng thống Mỹ.
Từ khóa: Thị trường chứng khoán, kinh tế, chính trị, thương mại
DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI
NĂM 2016 VÀ NĂM 2017 (%)
Tăng trưởng sản lượng
2015 2016 Dự báo
2017
Toàn cầu
3,2% 3,1% 3,4%
Nhóm nước phát triển
2,1 1,6 1,8
Nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển
4,0 4,2 4,6
Mỹ
2,6 1,6 2,2
EU
2,0 1,7 1,5
Nhật
0,5 0,5 0,6
Vương quốc Anh
2,2 1,8 1,1
Trung Quốc
6.9 6.6 6,2
Ấn Độ
7,6 7,6 7,6
Nguồn: IMF, tháng 10/2016
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...86
Powered by FlippingBook