5.1. So ky 1 thang 12 - page 6

8
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
do địa phương quản lý là 760.912,80 tỷ đồng (73,13%).
Trong tổng số tài sản công tại khu vực hành chính
sự nghiệp nêu trên, tài sản công tại đơn vị sự nghiệp
công lập chiếm tỷ trọng lớn nhất (64,53% về số lượng và
69,06% về giá trị). Bao gồm: 76.387 khuôn viên đất với
tổng diện tích là 2.376.920.924 m2; 199.843 ngôi nhà với
tổng diện tích là 94.769.572 m2; 16.194 xe ô tô các loại và
20.705 tài sản khác.
Thứ sáu,
thí điểm thực hiện một số phương thức
mới trong quản lý, sử dụng tài sản công như: Mua sắm
tập trung đối với những tài sản có số lượng mua sắm
nhiều, giá trị mua sắm lớn, đầu tư xây dựng công trình
sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đầu tư
công - quản lý tư. Nhà nước có chính sách ưu đãi trong
sử dụng đất đai, TSNNởmức cao nhất để khuyến khích
xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường...
Ngày 22/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 22/2015/QĐ-TTg quy định cụ thể về điều
kiện, trình tự, thủ tục chuyển đơn vị sự nghiệp công
lập thành công ty cổ phần, hình thức chuyển đổi và
phương thức bán cổ phần lần đầu, kiểm kê, phân loại
tài sản, xử lý tài chính, xác định giá trị đơn vị sự nghiệp
công lập chuyển đổi và các chính sách có liên quan đến
quá trình chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành
công ty cổ phần.
Thứ bảy,
xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm
quản lý đăng ký TSNN. Đây là ứng dụng dịch vụ tài
chính công trực tuyến hỗ trợ Bộ Tài chính, các bộ, cơ
quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện tin học hoá quá trình báo cáo kê khai
TSNN tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN; theo dõi tình hình
biến động (tăng, giảm, thay đổi thông tin) của các loại
TSNN phải báo cáo kê khai; tổng hợp tình hình quản lý,
sử dụng TSNN của cả nước, của từng bộ, cơ quan trung
ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từng cơ
quan, tổ chức, đơn vị để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc
gia về TSNN theo quy định của pháp luật. Phần mềm
này cho phép cập nhật thường xuyên các thông tin về
số lượng, chủng loại, cơ cấu, hiện trạng sử dụng và biến
động đối với 4 loại tài sản lớn tại đơn vị sự nghiệp công
lập (đất, nhà, xe ô tô và các tài sản khác có nguyên giá
từ 500 triệu đồng trở lên). Đây là kênh thông tin hết sức
quan trọng phục vụ công tác quản lý, điều hành của các
cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời, là cơ sở để các đơn
vị lập kế hoạch, dự toán và tổ chức thực hiện đầu tư xây
dựng, mua sắm, bố trí sử dụng, sửa chữa, xử lý tài sản.
Một số tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản
lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
còn một số tồn tại, bất cập, cụ thể:
Một là,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công
lập chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới về đổi
mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, khai thác
nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng
phí, tham nhũng.
Cách phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật
Quản lý, sử dụng TSNN với cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập còn chưa có sự trùng khớp, dẫn tới quá
trình tổ chức thực hiện còn có cách hiểu và cách áp dụng
pháp luật khác nhau. Để được sử dụng tài sản vào mục
đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh,
liên kết, đơn vị sự nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục
như: Thủ tục công nhận đơn vị sự nghiệp tự chủ tài
chính, thủ tục kiểmkê, xác định giá trị tài sản và trình cấp
có thẩm quyền quyết định giao cho đơn vị quản lý theo
cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, lập phương án sử
dụng tài sản vào các hoạt động có tính chất kinh doanh...
trong đó, có những thủ tục không cần thiết.
Đối tượng được phép sử dụng tài sản vào mục
đích có tính chất kinh doanh dịch vụ còn hẹp, chủ yếu
tập trung vào nhóm đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm chi thường xuyên. Điều này làm cho các đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ ởmức thấp hoặc không có cơ hội
khai thác nguồn lực từ tài sản hiện có để nâng cao mức
độ tự chủ, dẫn đến ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của
Nhà nước hoặc tự thực hiện việc khai thác tài sản vào
mục đích kinh doanh không đúng pháp luật.
Hai là,
hệ thống tiêu chuẩn, địnhmức được xây dựng
thống nhất cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập trong cả nước, nên hạn chế trong tính linh hoạt,
chủ động của các bộ, ngành, địa phương có tính đặc thù
về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, địa bàn hoạt động.
Tiêu chí xác định định mức sử dụng xe ô tô phục
vụ công tác chung theo hệ số phụ cấp chức vụ lãnh
đạo nhưng cách xếp hệ số phụ cấp giữa các bộ, ngành,
địa phương còn có sự khác nhau (nhất là các đơn vị sự
nghiệp ở cấp tỉnh, cấphuyện), dẫn tới cùngmộtmô hình
tổ chức, chức năng, nhiệmvụ, quymô hoạt động nhưng
có đơn vị có định mức, có đơn vị không có định mức.
Tiêu chí xác định định mức tài sản chuyên dùng
Theo Cơ sở Dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước
(tài sản công), khu vực hành chính sự nghiệp của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án
thuộc các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành
phố trực thuộcTrung ương trên phạmvi cả nước
đối với 4 loại tài sản, tổng giá trị tài sản công đến
ngày 31/7/2016 là 1.040.451,98 tỷ đồng.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...86
Powered by FlippingBook