5.1. So ky 1 thang 12 - page 60

62
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
của ông Trump cũng hứa hẹn giảm thuế thu nhập
(35% xuống 15%) và tăng chi tiêu của Chính phủ.
Các chính sách trên tạo ra những tín hiệu tích cực và
được thị trường tài chính chào đón bởi chúng kích
cầu tiêu dùng và giảm áp lực cho doanh nghiệp sau
thời kỳ thắt chặt tín dụng kéo dài.
Mặc dù vậy, theo các nhà phân tích thuộc Quỹ
Đầu tư Russell, với chính sách khó dự đoán của ông
Trump, TTCK Mỹ vẫn đối mặt với hai câu hỏi lớn:
Thứ nhất, liệu lợi nhuận của các doanh nghiệp có
được cải thiện?; Thứ hai, chính sách lãi suất năm
2017 sẽ diễn biến như thế nào?
Giá cổ phiếu trên TTCK Mỹ đang ở mức rất cao
so với lợi nhuận. Sau cuộc khủng hoảng năm 2007
và suy thoái kéo dài, công chúng và các nhà đầu tư
cá nhân đã khá dè dặt trên TTCK. Để tạo cú huých
về cầu và đẩy giá chứng khoán, các nhà tạo lập thị
trường đã tận dụng chính sách cho vay với lãi suất
thấp trong thời gian dài của Chính phủ Mỹ. Kết quả
là chỉ số S&P 500 đã tăng trưởng khoảng 20% từ
đầu năm đến đầu tháng 11/2016. Tuy nhiên, chỉ số
Shiller P/E trung bình vào khoảng 26 - cao gần bằng
mức khủng hoảng thời kỳ năm 2007 cho thấy, giá cổ
phiếu như vậy quá đắt so với lợi nhuận của doanh
nghiệp. Thêm vào đó, lượng giao dịch giảm càng
củng cố quan ngại về tăng trưởng thiếu bền vững
của TTCK.
Hiện nay, lãi suất của Mỹ đang ở mức 0,5%, trong
khi lạm phát duy trì ở mức 1,5% và tăng trưởng
GDP đạt 2,9%. Lần tăng lãi suất gần nhất là 0,25%
vào cuối năm 2015 (sau 7 năm duy trì ở mức 0,25%).
Có thể nói, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
bà Yellen đang rất thận trọng trong vấn đề tăng lãi
suất mặc dù lãi suất tăng làm công cụ lãi suất của
FED có hiệu quả hơn khi đối phó với khủng hoảng.
Trên thực tế, FED đã trì hoãn tăng lãi suất trong 12
tháng qua, vượt xa kỳ vọng thay đổi lãi suất trong 6
tháng đầu năm của thị trường. Khi lãi suất thay đổi
sau một thời gian dài chờ đợi, thị trường sẽ khó dự
đoán và nhiều rủi ro hơn. Quỹ Đầu tư Russell dự
báo, nếu mức tăng trưởng GDP và lạm phát được
duy trì như hiện tại, lãi suất vào cuối năm nay hoặc
trong năm 2017 có thể tăng 2 lần.
Lãi suất và giá trị đồng USD có tác động đến nền
kinh tế toàn cầu. Lãi suất tăng sẽ kéo đồng USD lên
giá và gây áp lực lên các khoản nợ toàn cầu chủ yếu
được yết bằng đồng USD. Áp lực trả nợ và giá hàng
hóa nhập khẩu tăng buộc các quốc gia thắt chặt chi
tiêu. Lãi suất tăng còn là động lực đẩy dòng vốn
chảy ngược về Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Âu
TTCK châu Âu nói chung trong năm 2016 chịu
nhiều biến động, tiêu biểu là sự kiện Anh rời khỏi
Liên minh châu Âu (Brexit). Bên cạnh đó, kết quả
khó dự đoán của cuộc trưng cầu dân ý tại Ý với vị
trí thủ tướng cũng làm dấy lên lo ngại về giá trị
đồng Euro. Sang năm 2017, cả Đức, Pháp và Hà
Lan đều diễn ra cuộc tổng tuyển cử. Ngoài ra, cuộc
khủng hoảng người tị nạn cũng làm tăng chia rẽ
giữa các quốc gia thành viên. Trong bối cảnh đó,
Tổng thống đắc cử Donald Trump với những phát
ngôn vừa gây tranh cãi và vừa bất nhất giữa lúc
tranh cử và lúc lên nắm quyền về các vấn đề ở châu
Âu càng làm cho tình hình càng trở nên bất ổn.
Đồng Euro đang ở mức gần như thấp nhất trong
gần 1 năm trở lại đây và kinh tế năm 2017 ở khu
vực này cũng không khả quan. Dự báo tăng trưởng
GDP trong khu vực sẽ đạt mức 1,6% trong cả năm
2016, (thấp hơn nhiều so với mức 2,9% của Mỹ).
Con số này giữ nguyên trong dự báo tăng trưởng
GDP của EU năm 2017.
Tính đến ngày 08/12/2016, chỉ số chứng khoán
Eurostoxx 50 chỉ dao động ở mức 1.384 điểm, giảm
7,73% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ dao động
xung quanh mức 1.350 trong suốt 6 tháng cuối năm.
Chỉ số chứng khoán Eurostoxx 50 chỉ điều chỉnh
giảm trong thời gian ngắn khi ông Trump đắc cử
Tổng thống Mỹ và ngay sau đó đã quay đầu trở lại.
Điều này cho thấy, TTCK châu Âu đã có chuẩn bị
cho những kịch bản bất ngờ trên chính trường Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Á
Năm 2016, kinh tế Trung Quốc đã bình ổn so với
năm 2015. Sản xuất công nghiệp, tiêu dùng trong
nước và đầu tư đã ổn định trở lại. Giá bất động sản
tăng trưởng tốt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm
cho phép Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ và
hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng. TTCK sau khi
chạm đáy ở mức 2.655 điểm vào ngày 28/01/2016,
chỉ số Shanghai Composite tăng liên tục 565 điểm
trong hơn 10 tháng tiếp theo (tương đương mức
tăng 17,5%) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Với
chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ của ông
Các chuyên gia dự báo, chỉ số chứng khoán của
các nền kinh tế chủ chốt có thể đạt mức tăng
từ 6% - 10,2% nếu có tín hiệu tốt về lãi suất và
các gói kích cầu của Chính phủ Mỹ. Trong tình
huống xấu nhất, nếu các nhà đầu tư quan ngại
vấn đề giá cổ phiếu quá cao và vấn đề nợ công
vượt trần thì thị trường chứng khoán toàn cầu
có thể giảm trung bình 6,5% trong năm 2017.
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...86
Powered by FlippingBook