5.1. So ky 1 thang 12 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
63
Trump, Hiệp định TPP mà ông Obama dày công
vun đắp sẽ trở nên vô giá trị và TPP sẽ là vô nghĩa
nếu không có Mỹ tham gia. Các chuyên gia nhận
định, các quốc gia thành viên sẽ lần lượt xoay trục
thương mại sang Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc dẫn đầu. Khi
đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ
được hưởng lợi.
Tại Nhật Bản, chỉ số TOPIX trong 11 tháng đầu
năm 2016 thường xuyên dao động xung quanh mức
1.360 điểm. Điểm đáng lưu ý nhất trong năm 2016
là kết quả bầu cử tại Mỹ đã gây sốc nhẹ đến TTCK
Nhật bản, khiến chỉ số TOPIX sụt 62 điểm trong
ngày 8/11. Tuy nhiên, chỉ số này nhanh chóng phục
hồi chỉ sau một ngày và liên tục leo dốc trong gần 1
tháng sau đó. Tính đến hết tuần đầu tháng 12, chỉ số
TOPIX đạt mức 1.475 điểm, tăng 13,46% so với chỉ
số đóng cửa ngày bầu cử tại Mỹ.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, chỉ số
TOPIX tăng nhanh là do xu hướng giảm giá của
đồng Yên so với đồng USD. Nếu Mỹ tăng cường chi
tiêu chính phủ dẫn đến tăng lạm phát theo những
tuyên bố của ông Trump thì FED sẽ có cơ sở để tăng
lãi suất và làm đồng Yên biến động có lợi cho các
nhà xuất khẩu của Nhật Bản.
Triển vọng năm 2017
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng
trưởng GDP toàn cầu năm 2017 sẽ đạt 3,4% so với
mức dự báo tăng trưởng 3,1% năm 2016, trong đó
các nền kinh tế phát triển tăng trưởng chậm ở mức
1,8% trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang
phát triển tăng trưởng với tốc độ cao (4,6%). Tuy
nhiên, CPI của nhóm các nước phát triển dự báo
ở mức 1,7% so với mức 4,4% của nhóm các nước
phát triển. Do vậy, tăng trưởng thực trên toàn cầu
không có sự khác biệt lớn giữa nhóm nước phát
triển và đang phát triển. Nền kinh tế Mỹ dự báo số
đạt mức tăng trưởng 1,6% trong năm 2016 nhưng
có thể đạt 2,2% vào năm 2017 sau tác động tiêu cực
của giá dầu thấp và giá trị đồng USD cao trở nên
yếu dần.
Trước tình hình đó, hãng Reuters dự báo chỉ số
chứng khoán Mỹ 500 của Mỹ sẽ có mức tăng trưởng
ở mức 6% trong năm 2017 và đạt con số 2.310 điểm
vào cuối năm. Các chuyên gia nhận định, TTCK Mỹ
sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2017 là do các nhà
đầu tư phố Wall tiếp tục quan ngại về khả năng tăng
lãi suất đột biến của FED và khả năng các gói nới
lỏng định lượng sẽ không tăng như kỳ vọng. Dự
báo về triển vọng TTCK trong năm 2017 Mỹ Tập
đoàn Tài chính Goldman Sachs của Mỹ cho rằng,
chỉ số chứng khoán S&P 500 sẽ tăng đến khoảng
2.300 điểm trong quý I/2017 và có thể đạt 2.400 điểm
trước khi hạ về mức 2.300 điểm vào cuối năm 2017.
Cơ sở của dự báo này là hàng loạt chính sách của
tân Tổng thống Mỹ như cắt giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp, nới lỏng các quy định về tài chính và
tăng cường các gói kích thích kinh tế sẽ được đưa ra
trong vòng 100 ngày sau khi Donald Trump nhậm
chức (20/01/2017). Kỳ vọng về những thay đổi đó
có tác động tích cực đến dự báo về lợi nhuận của
doanh nghiệp trong quý I/2017.
Đối với khu vực Liên minh châu Âu (EU), dự báo
tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 1,7% trong năm 2016
và có thể giảm còn 1,5% vào năm 2017. Trên cơ sở
tăng trưởng chậm, hãng tin Reuters dự báo, chỉ số
chứng khoán toàn châu Âu Stoxx 600 chỉ đạt mức
360 điểm vào cuối năm 2017, tăng nhẹ so với mức
340 điểm vào đầu tháng 12/2016. Dự báo, trong 6
tháng đầu năm 2017, chỉ số Stoxx 600 không có thay
đổi đáng kể. Nguyên nhân là các nhà đầu tư còn
quan ngại về khả năng Ngân hàng Trung ương châu
Âu (ECB) ngừng triển khai các gói kích thích kinh
tế. Bên cạnh đó, Anh chính thức tiến hành thủ tục
rời khỏi EU vào tháng 3/2017 kết hợp với khả năng
tăng lãi suất bất ngờ của Mỹ là những rào cản lớn
với giá chứng khoán của khu vực này.
TTCK châu Á đang trên đà tăng trưởng với một
số yếu tố thuận lợi. FED trì hoãn tăng lãi suất trong
năm 2016 làm giảm áp lực cho các đồng tiền ở châu
Á và là động lực tăng trưởng lợi nhuận của doanh
nghiệp. Chính sách lãi suất thấp tại thị trường châu
Á cũng giúp bình ổn giá cả. Quỹ Đầu tư Russell dự
báo, TTCK châu Á sẽ có mức tăng trưởng khá trong
năm 2017.
Tóm lại, hàng loạt sự kiện chính trị quan trọng
liên tiếp xảy ra trong năm 2016 đã khiến TTCK vốn
suy thoái nhiều năm, tiềm ẩn thêm nhiều rủi ro về
chính sách, tiếp tục có những diễn biến khó đoán
định chắc chắn. Các chuyên gia dự báo, chỉ số chứng
khoán của các nền kinh tế chủ chốt có thể đạt mức
tăng từ 6% - 10,2% nếu có tín hiệu tốt về lãi suất
và các gói kích cầu của Chính phủ Mỹ. Trong tình
huống xấu nhất, nếu các nhà đầu tư quan ngại vấn
đề giá cổ phiếu quá cao và nợ công vượt trần thì
TTCK toàn cầu có thể giảm trung bình 6,5% trong
năm 2017.
Tài liệu tham khảo:
1. 2016 Global Market Outlook - Quarter 4 Update, October 2016, Russell
Investments;
2. World Economic Outlook, October 2016, International Monetary Fund (IMF);
3. World Situation and Prospect, 2016, United Nation, New York, 2016.
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...86
Powered by FlippingBook