5.1. So ky 1 thang 12 - page 64

66
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Theo Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
(PBoC), chức năng nhiệm vụ của ngân hàng này là
hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ (CSTT);
Phát hành đồng Nhân dân tệ (NDT) và giám sát sự
lưu thông tiền tệ; Giám sát hoạt động thị trường
liên ngân hàng và thị trường trái phiếu ngân hàng;
Giám sát ngoại hối và giám sát thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng. PBoC đặt ra mục tiêu hoạt động,
mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng trong
việc điều hành CSTT của mình:
-
Về mục tiêu hoạt động:
Từ năm 1998, mục tiêu
hoạt động của PBoC gồm: Tiền cơ sở; dự trữ vượt
mức; lãi suất trên thị trường tiền tệ.
-
Về mục tiêu trung gian:
Từ tháng 1/1998, PBoC
bãi bỏ chỉ tiêu về trần tín dụng và xây dựng chính
thức chỉ tiêu mức cung tiền là mục tiêu trung gian
cho CSTT.
-
Về mục tiêu cuối cùng:
Từ năm 1993 đến nay,
giai đoạn nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và mục tiêu cuối cùng của CSTT là
duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Các công cụ PBoC sử dụng để điều hành CSTT
của Trung Quốc đang được chuyển dần từ trực tiếp
sang gián tiếp:
-
Công cụ dự trữ bắt buộc:
Trong năm 2015, PBoC
đã 4 lần hạ mức dự trữ bắt buộc, đưa mức dự trữ
bắt buộc của hầu hết các ngân hàng Trung Quốc từ
mức 20% xuống còn 17,5%. Ngày 1/3/2016, PBoC
tiếp tục một lần nữa hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống
mức 17%. Các động thái này cho thấy, PBoC đang
thực hiện nới lỏng tiền tệ nhằm ngăn chặn đà suy
giảm của nền kinh tế Trung Quốc.
-
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO):
Tín
phiếu được PBoC phát hành trên cơ sở thị trường
trái phiếu liên ngân hàng. Tín phiếu ngân hàng
trung ương (NHTW) được sử dụng vào mục đích
chính là hút về phương tiện thanh toán khi NHTW
mua ngoại hối để tăng dự trữ ngoại hối cho nền
kinh tế.
-
Công cụ tái chiết khấu:
Tái chiết khấu được
thực hiện trên cơ sở đối tượng là thương phiếu,
hối phiếu được các ngân hàng chấp nhận trên thị
trường. PBoC điều hành lãi suất tái chiết khấu
một cách thận trọng, góp phần cải thiện cơ chế
hoạt động của chính sách lãi suất, điều tiết mối
quan hệ vay mượn giữa PBoC với các tổ chức tín
dụng (TCTD).
-
Công cụ tái cấp vốn:
PBoC thực hiện cho vay
tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại
(NHTM). Hệ thống lãi suất thả nổi đối với các
khoản vay PBoC, lãi suất vay PBoC kỳ hạn 20 ngày
đóng vai trò như lãi suất trần, lãi suất tiền gửi dự
trữ vượt mức đóng vai trò lãi suất sàn, còn lãi suất
repo 7 ngày trên thị trường mở OMO và lãi suất
trên thị trường liên ngân hàng 7 ngày giao động
trong khoảng của 2 loại lãi suất trên.
-
Công cụ lãi suất:
PBoC từng bước tự do hóa: (i)
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng; (ii) Lãi suất
thị trường trái phiếu; (iii) Lãi suất huy động và cho
vay của các TCTD đối với nền kinh tế. Tháng 7/2013,
PBoC đã bỏ quy định cuối cùng về mức sàn lãi suất
cho vay, trước đó được PBoC áp dụng sàn lãi suất
cho vay ở mức dưới 30% lãi suất cơ bản (6%). Qua
đó, lãi suất cho vay của Trung Quốc được tự do hóa
hoàn toàn. Từ tháng 10/2015, PBoC tiếp tục từ bỏ
quy định về trần lãi suất huy động, vốn trước đó
được quy định 1,5 lần lãi suất điều hành kỳ hạn 1
KINHNGHIỆMĐIỀUHÀNH
CHÍNH SÁCHTIỀNTỆ CỦAMỘT SỐNƯỚC
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH -
Đại học Lao động – Xã hội
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đều hướng vào hình thành các điều kiện ổn định kinh tế vĩ
mô thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong đó, chính sách tiền tệ chủ yếu tập
trung ổn định tiền tệ (kiểm soát lạm phát), kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và
cân bằng cán cân thanh toán. Bài viết đề cập tới kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một
số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam.
Từ khóa: Ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ, dự trữ bắt buộc
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...86
Powered by FlippingBook