5.1. So ky 1 thang 12 - page 68

70
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
các vấn đề môi trường trong phạm vi từng đơn
vị kinh tế. Việc áp dụng những biện pháp bảo vệ
môi trường và kế toán môi trường sẽ làm tăng chi
phí nhưng lại giúp DN thu được một số lợi ích
như: thu nhập tăng từ tiết kiệm nước, năng lượng,
nguyên liệu sử dụng, giảm chất thải, giảm chi phí
xử lý chất thải. Nói cách khác, việc áp dụng những
biện pháp bảo vệ môi trường và áp dụng kế toán
môi trường sẽ dẫn đến tiết kiệm chi phí nguyên
liệu, năng lượng, nước, tiết kiệm chi phí xử lý chất
thải, giúp cho các DN đưa ra quyết định thay đổi
về kỹ thuật, về hệ thống tổ chức quản lý, về chiến
lược sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh, về sử
dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường... Từ
đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh gắn
với hiệu quả của bảo vệ môi trường.
Tình hình triển khai kế toán
môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam
Trước bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế
quốc tế sâu rộng, vấn đề bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững cũng đã được Việt Nam quan
tâm và chú trọng triển khai. Cụ thể, Quốc hội đã
ban hành Luật Môi trường lần đầu vào năm 1993
và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005.
Tiếp đó, ngày 15/11/2010, Luật Thuế bảo vệ môi
trường (Luật số 57/2010/QH12) đã được Quốc hội
thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII.
Trên cơ sở đó, ngày 08/08/2011, Chính phủ ban
hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định về đối
tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính
thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường;
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 152/2011/TT-BTC
(ngày 11/11/2011) hướng dẫn thi hành Nghị định
67/2011/NĐ-CP. Ngày 28/09/2012, Bộ Tài chính
ban hành Thông tư 159/2012/TT-BTC sửa đổi,
bổ sung Thông tư 152/2011/TT-BTC; Thông tư
156/2013/TT-BTC (ngày 6/11/2013) hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của
Chính phủ.
Theo nhiều chuyên gia, mục tiêu kỳ vọng đạt
được của quy định về thuế môi trường là tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nghĩa là, lấy
từ người gây ô nhiễm và thiệt hại cho môi trường
để bù đắp cho các chi phí xã hội như: Gây quỹ
tài trợ cho các hoạt động để xử lý hoặc đền bù
ô nhiễm; Thúc đẩy thay đổi mặt hàng, cách sản
xuất, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi
trường. Thuế môi trường được tính dựa trên các
nguyên tắc hướng vào mục tiêu phát triển bền
vững và chính sách kinh tế của Nhà nước, dựa
vào kế hoạch môi trường cụ thể của mỗi quốc gia.
Mức thuế và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu
chuẩn môi trường của quốc gia và các thông lệ
quốc tế.
Dù cơ quan quản lý đã quan tâm đến việc bảo
vệ môi trường trong phát triển kinh tế, song theo
các chuyên gia kế toán, Việt Nam hiện chưa ban
hành chế độ kế toán có liên quan đến việc tổ chức
kế toán môi trường trong DN. Chế độ hiện hành
chưa có các văn bản hướng dẫn DN trong việc
bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh,
chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các
khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu
hay thu nhập trong trường hợp DN có hệ thống
xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho
các DN cùng ngành (nếu có).
Các khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa
thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh
báo cáo tài chính, nên việc đánh giá hiệu quả
kinh doanh của DN là chưa đầy đủ, chưa chính
xác. Ngoài ra, rất nhiều chi phí liên quan đến
môi trường đang phản ánh chung trong các tài
khoản chi phí quản lý, khiến các nhà quản lý kinh
tế khó phát hiện quy mô và tính chất của chi phí
môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi
trường nói riêng.
Ngay cả trên các tài khoản kế toán cũng chưa
ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi
trường như: Chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí
khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong
các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, môi
trường sống. Điều này dẫn đến thực trạng rất
đáng báo động ở Việt Nam là DN “thoải mái” gây
ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh
doanh, bởi thực tế vẫn chưa có cơ sở cụ thẻ để xác
định rõ trách nhiệm của DN đối với môi trường
và đời sống của người dân xung quanh.
Thực tế cũng cho thấy, việc áp dụng kế toán
môi trường ở Việt Nam hiện đang gặp phải không
ít khó khăn. Về phía quản lý nhà nước, Việt Nam
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, kế toán môi
trường thường được áp dụng tại các doanh
nghiệp có quy mô lớn có nguồn tài chính dồi
dào và chính sách hoạt động nghiêm ngặt. Do
vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong
giai đoạn đầu, nên thử nghiệm công tác kế
toán môi trường tại một dây chuyền hoặc một
bộ phận trước khi tiến hành áp dụng đại trà.
1...,58,59,60,61,62,63,64,65,66,67 69,70,71,72,73,74,75,76,77,78,...86
Powered by FlippingBook