5.1. So ky 1 thang 12 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
9
hiện còn bất cập, chưa rõ dấu hiệu nhận biết. Việc giao
các bộ, cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh
ban hành định mức tài sản chuyên dùng cho các cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý dẫn tới các đơn vị
có cùng quy mô, lĩnh vực, địa bàn hoạt động, mức độ
tự chủ nhưng định mức lại khác nhau. Công tác kiểm
soát tiêu chuẩn, định mức trong đầu tư, xây dựng, mua
sắm, xử lý tài sản còn chưa được tiến hành thường
xuyên, chặt chẽ.
Ba là,
phương thức trang bị tài sản cho các đơn vị
chủ yếu bằng hiện vật, việc sử dụng công cụ thị trường
còn ít, đầu tư mua sắm chủ yếu từ NSNN. Các đơn vị
đi thuê trụ sở làm việc, phương tiện đi lại chủ yếu là do
chưa có nguồn tài sản để điều chuyển hoặc chưa bố trí
được nguồn kinh phí để thực hiện mua sắm. Công tác
mua sắm TSNN theo phương thức tập trung chủ yếu
mới dừng ở bước hoàn thiện thể chế và công bố danh
mục tài sản mua sắm tập trung.
Bốn là,
việc giao tài sản cho đơn vị quản lý theo cơ
chế giao vốn cho doanh nghiệp để đơn vị được phép
sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho
thuê, liên doanh, liên kết còn chậm. Đến nay, một số bộ,
cơ quan trung ương, địa phương vẫn chưa hoàn thành
việc công nhận đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện
được Nhà nước giao tài sản theo thời hạn quy định. Số
lượng các đơn vị đã có quyết định giao tài sản, đồng
nghĩa với việc đơn vị được phép sử dụng tài sản vào các
mục đích có tính chất kinh doanh dịch vụ, qua 7 năm
thực hiện, mới có 723 đơn vị (trên tổng số khoảng 25.600
đơn vị đã được giao tự chủ về tài chính) với tổng giá trị
tài sản giao mới đạt khoảng 3% tổng giá trị tài sản đang
được theo dõi trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN.
Năm là,
việc thực hiện chính sách khuyến khích xã
hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa... chưa được
quan tâmđúngmức. Một số địa phương chưa ban hành
danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi xã hội hóa và mức
miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định
59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP
ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. Từ đó,
vừa hạn chế việc khai thác nguồn lực hiện có từ tài sản,
vừa hạn chế việc thu hút các nguồn lực của xã hội đầu
tư cho các lĩnh vực này, để mở rộng độ bao phủ và nâng
cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Sáu là,
quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ
quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sửdụng có số lượng và giá
trị rất lớn. Các cơ sở nhà, đất thường ở các vị trí có giá
trị thươngmại cao nhưng việc sử dụng còn phân tán, có
nơi lãng phí, hiệu suất thấp và chưa được khai thác hiệu
quả. Ngay tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I, tỷ lệ nhà
cấp IV trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
(tính cả cơ quan trung ương và cơ quan địa phương) vẫn
chiếm tỷ lệ lớn. Có trường hợp cơ quan, đơn vị được
đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới nhưng không bàn
giao lại trụ sở cũ cho Nhà nước để quản lý, xử lý theo
quy định của pháp luật.
Việc tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý
nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước sau khi được phê duyệt
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phương án bán nhà,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc thực hiện di
dời các hộ gia đình đã bố trí trong khuôn viên trụ sở, cơ
sở hoạt động sự nghiệp theo phương án đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt đạt tỷ lệ thấp; việc cho thuê, liên
doanh, liên kết không đúng quy định chưa được chấm
dứt hoàn toàn.
Bảy là,
việc xử lý tài sản công còn có tính chất nhỏ lẻ,
manh mún do nhiều chủ thể cùng thực hiện. Điều này
vừa giảm tính chuyên nghiệp, vừa tốn kém nhân lực,
thời gian, chi phí nhưng hiệu quả đem lại không cao,
khó kiểm soát. Việc xử lý bán, thanh lý tài sản theo hình
thức đấu giá, các đơn vị phải thuê các trung tâm hoặc
doanh nghiệp thực hiện nhưng chưa có quy định ràng
buộc trách nhiệm giám sát của các đơn vị có quyền bán
tài sản, cũng như việc kiểm soát của các cơ quan chức
năng còn chưa chặt chẽ.
Tám là,
cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNNvẫn chưa bao
quát hết các loại tài sản công cần quản lý, nhất là tài sản
có giá trị dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản tại đơn vị sự
nghiệp. Giá trị tài sản, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng
đất, chưa phản ánh đúng quy mô giá trị tài sản tại đơn
vị sự nghiệp công lập. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực
hiện nghiêm túc việc theo dõi, quản lý, hạch toán và kê
khai đăng ký biến động về tài sản.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu, cần tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý, sử dụng tài sản
công tại đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phát huy
những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại,
yếu kém để thực hiện tốt Kết luận số 37-KL/TW ngày
26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩymạnh
xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”;
Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ
về việc ban hành Chương trình tổng thể về cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định
225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2016 - 2020.
Tài liệu thamkhảo:
1.BáocáotổngkếttìnhhìnhthựchiệnLuậtQuản lý,sửdụngtàisảnnhànước;
2.Báocáotìnhhìnhquản lý,sửdụngtàisảnnhànướcnăm2014,2015;
3.Nghịđịnh52/2009/NĐ-CPvàNghịđịnh04/2016/NĐ-CP...
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...86
Powered by FlippingBook