5.1. So ky 1 thang 12 - page 70

72
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Tiết giảm tối đa chi phí vận chuyển
Nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc hiện nay phần lớn được vận chuyển bằng
đường bộ qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.
Với hệ thống cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song
phương, cửa khẩu phụ, lối mở… ở các tỉnh phía
Bắc. Với sự đa dạng về hình thức và phong phú
về sản phẩm, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt
Nam sang Trung Quốc tuy thuận lợi nhưng đối
diện với những rủi ro nhất định. Nhìn chung, hoạt
động xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các
cửa khẩu biên giới Việt – Trung nổi lên những ưu
điểm sau:
Thứ nhất,
hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các
cửa khẩu biên giới Việt – Trung nhận được sự quan
tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng của hai
nước. Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các tỉnh
biên giới của Việt Nam đã tăng cường hợp tác với
phía Trung Quốc xây dựng cơ chế chính sách quản
lý và điều hành tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh qua cửa khẩu biên giới, xúc tiến mở rộng
thị trường, đẩy mạnh hoạt động thương mại chính
ngạch lẫn tiểu ngạch. Chính sách thương mại, chính
sách thuế, phí, lệ phí… được cả hai bên thống nhất
bằng các hiệp định song phương, tạo thuận lợi cho
giao thương giữa hai quốc gia. Chính quyền tại các
tỉnh biên giới và các cơ quan chức năng như: Hải
quan, Biên phòng… đều sẵn sàng tạo điều kiện, ưu
tiên cho hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh
nghiệp (DN) Việt Nam.
Thứ hai,
Trung Quốc là thị trường tương đối dễ
tính đối với nông sản Việt Nam, không đòi hỏi cao
về chất lượng, thủ tục nhanh gọn... Cụ thể, các loại
nông sản của Việt Nam được đưa thẳng đến các
cửa khẩu rồi bán lại cho các DN, thương lái Trung
Quốc mà không bị đòi hỏi gắt gao về đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Tương tự, gỗ và sản phẩm
từ gỗ của Việt Nam khi xuất sang Trung Quốc cũng
không phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ từ
gỗ rừng trồng.
Thứ ba,
hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kết
nối đến các cửa khẩu biên giới Việt - Trung đã
được hoàn thiện và nâng cấp nên việc đi lại, vận
chuyển hàng hóa thuận lợi và dễ dàng. Hạ tầng kỹ
thuật tại khu vực cửa khẩu từng bước được đầu
tư phát triển; dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói,
giao nhận, vận chuyển cũng đã được nâng cấp và
mở rộng, kết nối với các hệ thống giao thông quan
trọng của Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy, so với
xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường
biển, đường sắt hay đường hàng không thì xuất
khẩu nông sản bằng đường bộ qua các cửa khẩu
biên giới Việt - Trung có lợi thế về sự thuận tiện và
tiết giảm chi phí vận chuyển hơn.
Thứ tư,
với hệ thống hàng loạt các cửa khẩu
quốc tế, cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ…
kéo dài suốt các tỉnh phía Bắc, hoạt động xuất khẩu
nông sản qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung có
lợi thế về sự đa dạng loại hình xuất khẩu. Bên cạnh
việc xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc
tế, hàng hóa còn được xuất khẩu tiểu ngạch qua các
cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ. Điển hình
như ở Lạng Sơn, nông sản Việt Nam có thể được
xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa
khẩu Tân Thanh hoặc qua các cửa khẩu phụ khác
như: Chi Ma, Bảo Lâm, Cốc Nam… Với sự linh
VẤNĐỀ XUẤT KHẨUNÔNG SẢN CỦA
VIỆT NAMQUA BIÊNGIỚI VIỆT - TRUNG
TS. HOÀNG THANH TÙNG -
Đại học Lao động Xã hội
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam với kim
ngạch tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2011 - 2015 đạt trên 30% và chiếm tỷ trọng
khoảng 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với quy mô dân số và thị trường rộng
lớn, Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và
xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói riêng. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong xuất
khẩu nông sản của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, bài viết đề xuất một số giải
pháp đối với hoạt động này trong thời gian tới.
Từ khóa: Trung Quốc, Việt Nam, xuất khẩu, nông sản, cửa khẩu, thị trường
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...86
Powered by FlippingBook