5.1. So ky 1 thang 12 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
73
hoạt này, hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam
sang Trung Quốc ngày càng thuận lợi và nhanh
chóng hơn.
Thứ năm,
sự thuận lợi và phát triển thương mại
qua biên giới Việt Trung đã thu hút sự tham gia
đông đảo các DN của hai quốc gia. Thương nhân
tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các
cửa khẩu biên giới ngày càng đa dạng và phong
phú, không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn
phát triển về khả năng và nguồn lực. Vì vậy, DN
xuất khẩu nông sản của Việt Nam dễ dàng tìm
được đối tác mua bán trao đổi hàng hóa và mở
rộng thị phần.
Thứ sáu,
cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ thương
mại như: Dịch vụ giao nhận, vận chuyển; dịch vụ
khai báo hải quan; dịch vụ thanh toán… tại các tỉnh
biên giới nói chung và tại khu vực cửa khẩu nói
riêng đã tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm tối đa chi
phí cho hoạt động xuất khẩu nông sản qua các cửa
khẩu biên giới Việt - Trung.
Một số tồn tại và khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, việc xuất khẩu nông
sản của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt -
Trung ở trên có những khó khăn, hạn chế sau:
Thứ nhất,
Việt Nam và Trung Quốc đã ký các
hiệp định song phương về tự do hóa thương mại,
kinh tế cửa khẩu, vận tải đường bộ, kiểm dịch y tế
biên giới, tránh đánh thuế hai lần, công nhận lẫn
nhau, thanh toán và các vấn đề khác nhưng chưa
được thực hiện một cách hiệu quả. Chính sách biên
mậu của Trung Quốc vẫn mang nặng yếu tố bảo hộ,
thường là các chính sách hạn chế trong một chính
sách ưu đãi thương mại đơn phương, không ràng
buộc. Trung Quốc thường thay đổi thủ tục hành
chính; thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu biên
giới, thậm chí có thể đơn phương đóng cửa khẩu
một thời gian mà không thông báo trước. Điều này
làm cho việc đi lại buôn bán qua cửa khẩu biên giới
gặp nhiều khó khăn, đã không ít lần nông sản của
Việt Nam bị kẹt lại ở các cửa khẩu và gây thiệt hại
cho DN Việt Nam bởi chính sách trên.
Thứ hai,
nông sản của Việt Nam khi đưa vào thị
trường Trung Quốc dù chất lượng thấp nhưng vẫn
tiêu thụ được, song giá cả thường không ổn định.
Giá cả chủ yếu do thỏa thuận tại thời điểm đưa
hàng đến cửa khẩu và thường thì thương lái Trung
Quốc chiếm ưu thế trong việc định giá khi mua
bán. Nông sản của Việt Nam vào Trung Quốc có
thể được bán với số lượng lớn nhưng đổi lại DN
Việt Nam phải chấp nhận bán giá rẻ, tỷ suất lợi
nhuận đạt được thấp hơn rất nhiều lần so với khi
xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Nhật,
Mỹ, Hàn Quốc…
Thứ ba,
xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào
Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Việt Trung
còn rất bị động trong giao dịch. Các DN Việt Nam
xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu qua
đường tiểu ngạch, không có hợp đồng, thanh toán
trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng điện chuyển tiền;
Nông sản được vận chuyển đến biên giới mới thỏa
thuận mua bán, tùy thuộc vào tình hình thị trường,
bên mua chấp nhận giá nào thì bán giá nấy, nên rủi
ro là điều khó tránh khỏi. Trong nhiều trường hợp
khi có sự thay đổi chính sách hoặc do bị thương lái
Trung Quốc ép giá, nông sản bị ùn ứ, không xuất
khẩu được thì DN Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề.
Thứ tư,
thông tin thị trường thiếu minh bạch,
môi trường cạnh tranh không lành mạnh, hiện
tượng ép giá, ép cấp chất lượng thường xuyên
diễn ra. Các DN xuất khẩu nông sản qua các cửa
khẩu biên giới Việt - Trung chưa được cung cấp kịp
thời về sự thay đổi cơ chế, chính sách quản lý, điều
hành của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, cũng như
không được cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin
về cửa khẩu, thị trường, giá cả hàng hóa… Hầu hết
các thông tin đều do DN tự tìm hiểu qua các mối
quan hệ; qua hoạt động mua bán trên thị trường
nên rất chậm và bị động.
Đề xuất giải pháp
Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và khó
khăn của Việt Nam khi xuất khẩu nông sản vào
thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới
Việt - Trung, bài viết đề xuất một số giải pháp góp
phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản qua
biên giới Việt - Trung trong giai đoạn tới, cụ thể:
Thứ nhất,
cần khai thác triệt để cơ chế phối hợp
theo Chương trình hợp tác “Hai hành lang, một
vành đai kinh tế” giữa hai quốc gia, qua đó góp
phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và
xuất khẩu nông sản nói riêng qua các cửa khẩu biên
giới Việt - Trung. Tập trung phát triển hạ tầng tại
các cặp cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu, Lạng Sơn –
Bằng Tường và Móng Cái – Đông Hưng, góp phần
Nông sản của Việt Nam vào Trung Quốc có thể
được bán với số lượng lớn nhưng đổi lại doanh
nghiệp Việt Nam phải chấp nhận bán giá rẻ,
tỷ suất lợi nhuận đạt được thấp hơn rất nhiều
lần so với khi xuất khẩu qua các thị trường khó
tính như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc…
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...86
Powered by FlippingBook