5.1. So ky 1 thang 12 - page 72

74
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
hỗ trợ thương nhân, các DN kinh doanh xuất khẩu;
Khuyến khích Việt Nam và Trung Quốc có những
cơ chế ưu đãi hơn nữa đối với hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu này.
Hai là,
các cơ quan chức năng của hai nước
trong khu vực cửa khẩu biên giới như biên
phòng, hải quan, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng,
giao nhận, vận tải… phải thường xuyên trao đổi,
cập nhật thông tin về cơ chế chính sách khu vực
biên giới, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam
xuất khẩu sang Trung Quốc một cách thuận lợi
và bền vững.
Ba là,
tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ
thương mại tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt là dịch
vụ logistics (dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói,
giao nhận, vận chuyển). Hàng nông sản là loại
hàng dễ hư hỏng nếu không được bảo quản tốt.
Do vậy, cần phát triển dịch vụ logistics khu vực
biên giới đường bộ như là một điều kiện đảm bảo
cho xuất khẩu nông sản. Một số tỉnh như Lạng Sơn,
Cao Bằng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu cần khẩn trương
tiến hành triển khai. Đồng thời, khuyến khích, hỗ
trợ DN tham gia đầu tư xây dựng, khai thác hạ
tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu,
đặc biệt là hệ thống kho lạnh, bến bãi phục vụ cho
bảo quản, giao nhận và xuất khẩu nông sản, qua
đó chủ động điều tiết theo từng biến động của thị
trường Trung Quốc.
Bốn là,
Nhà nước hỗ trợ cho địa phương và DN
ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng sàn giao
dịch nông sản tại khu vực biên giới Việt - Trung.
Đây là nơi cập nhật và cung cấp thông tin về chính
sách, về thị trường; nơi quảng bá hữu hiệu cho DN
và hàng hóa; nơi gặp gỡ trao đổi mua bán nông sản
giữa DN hai nước. Thông qua sàn giao dịch nông
sản, các DN Việt Nam có thể nắm bắt được thông
tin về nhu cầu thị trường, tình hình xuất khẩu nông
sản hàng ngày, từ đó lên kế hoạch xuất khẩu nông
sản phù hợp; các DN Trung Quốc cũng dễ dàng
hơn trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp nông sản
tại Việt Nam.
Năm là,
tổ chức đào tạo nâng cao năng lực
xuất khẩu nông sản cho DN Việt Nam. Xây
dựng chương trình đào tạo riêng nhằm nâng cao
năng lực cho DN kinh doanh xuất khẩu hàng
hóa nói chung và DN xuất khẩu nông sản nói
riêng qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.
Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
về luật pháp, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương;
sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa; kỹ thuật bảo
quản, quản lý việc đóng gói bao bì và nhãn mác
theo đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng các
sản phẩm nông sản xuất khẩu qua các cửa khẩu
biên giới Việt - Trung.
Sáu là,
nghiên cứu thành lập Hiệp hội kinh
doanh xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu
biên giới Việt - Trung nhằm tập hợp và tạo ra
sự đồng thuận chung, sự đoàn kết giữa các DN
chống lại tình trạng ép giá, ép cấp, tự cạnh tranh
lẫn nhau; Tạo kênh hợp tác, trao đổi và làm cầu
nối giữa các DN sản xuất, xuất khẩu nông sản
với Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các tỉnh
biên giới.
Bảy là,
xây dựng mô hình cửa khẩu biên giới
đặc thù. Trung Quốc thực hiện chính sách quản
lý hai cấp, các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song
phương được quy định trong hiệp định và thỏa
thuận với Việt Nam ở cấp quốc gia, còn lại các cửa
khẩu biên giới thì giao do chính quyền địa phương
quản lý. Vì vậy, Việt Nam cần lựa chọn những cửa
khẩu phụ, lối mở biên giới có tiềm năng để phối
hợp với phía Trung Quốc xây dựng các cơ chế cửa
khẩu biên giới đặc thù. Những cửa khẩu này cần
phải có cơ chế hoạt động riêng, tận dụng triệt để
các cơ chế ưu đãi của Trung Quốc về miễn thuế
hàng hóa nhập khẩu dưới hình thức mua bán, trao
đổi cư dân biên giới, miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch
trừ trường hợp cần thiết, miễn chứng nhận xuất xứ
hàng hóa và các ưu đãi khác…
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Huy Chiến, “Lo lắng hàng nông sản xuất sang Trung Quốc”, Báo
Tiền Phong;
2. Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, “Giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu nông sản”, Diễn đàn Phát triển DN nông nghiệp trong tiến trình tái
cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Hà Nội, 2016;
3. Nguyễn Dương (2016,) “Hai Bộ bắt tay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp”, Báo Dân trí điện tử;
4. Ngọc Hùng, (2016) “Xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc: Lợi và hại”, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn;
5. Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, “Giải
pháp phát triển các sản phẩm nông nghiệp tập trung theo vùng”, Diễn
đàn Phát triển DN nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp
gắn với xây dựng nông thôn mới, Hà Nội, 2016.
Do nhu cầu thị trường, Trung Quốc đang thực
hiện chính sách tăng cường và mở rộng quy
mô nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu từ Việt
Nam. Trong thời gian tới, hàng nông sản của
Việt Nam được dự báo sẽ có rất nhiều cơ hội
để thâm nhập và tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu vào thị trường này.
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...86
Powered by FlippingBook