5.1. So ky 1 thang 12 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
75
Sự ra đời của tài chính vi mô
Tài chính vi mô (TCVM) được hiểu là tổ chức
cung cấp dịch vụ tài chính cho những người có thu
nhập thấp. Tại Việt Nam, năm 1986, Chính phủ Việt
Nam quyết định thực hiện chính sách quốc gia về
xóa đói giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy các
hoạt động sản xuất của người nghèo. Bên cạnh đó,
với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
quốc tế; các chương trình hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) song phương và đa phương; các cơ
quan đoàn thể và chính quyền địa phương, các
chương trình TCVM đã được hình thành với mục
đích giảm nghèo cho phụ nữ, trẻ em…
Tại kỳ họp thứ 7 (khóa XII) ngày 16/6/2010,
Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng
(TCTD). Đây là lần đầu tiên loại hình TCVM được
khẳng định là một loại hình TCTD trong hệ thống
các TCTD của Việt Nam. Việc các tổ chức TCVM
được hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật Các
TCTD là một bước tiến mới, góp phần cùng với các
loại TCTD khác phát triển hoạt động trong lĩnh vực
TCVM với mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm
nghèo tại Việt Nam.
Đến nay, ở Việt Nam có hàng trăm tổ chức cung
cấp dịch vụ TCVM thuộc ba khu vực: Khu vực chính
thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính
thức. Những tổ chức này ngày càng khẳng định rõ
vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và công cuộc xóa đói, giảm
nghèo nói riêng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của TCVM là
một công cụ hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển
TCVM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Các mục tiêu
đặt ra trong Chiến lược này là chuyển đổi TCVM
thành một ngành vững mạnh theo định hướng thị
trường; Đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ cho tất cả khách
hàng với các tổ chức tham gia dịch vụ TCVM mạnh;
Cung cấp nhiều dịch vụ tài chính có chất lượng cho
các hộ gia đình nghèo và thu nhập thấp; Tăng cường
cơ hội phát triển kinh tế cho người dân…
Vai trò của tài chính vi mô
trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, TCVM
còn giúp phát triển nguồn nhân lực địa phương, tạo
sợi dây liên kết trong cộng đồng, thắt chặt “tình làng
nghĩa xóm”. Đặc biệt, chương trình TCVM chủ yếu
tập trung vào phụ nữ, do vậy sẽ góp phần tạo sự
bình đẳng giới, tạo cơ hội để phụ nữ thể hiện mình.
Giải pháp thoát nghèo ở Việt Nam
Đa số người nghèo Việt Nam sống chủ yếu dựa
vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp và ít
được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức.
Tổ chức TCVM có khả năng cung cấp các loại hình
dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người
nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển
kinh tế và đóng góp cho xã hội. Mặc dù vốn vay của
TCVM không lớn như ngân hàng thương mại hay
ngân hàng chính sách nhưng lại có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, bởi những khoản vay này đến được với
người nghèo và nghèo nhất vào đúng thời điểm,
giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài
sản, ổn định chỉ tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói.
Hiện nay, các tổ chức TCVM ở nước ta cung cấp
các dịch vụ tài chính rất đa dạng như: cho vay, tiết
kiệm, bảo hiểm… Các hoạt động này không chỉ
giúp người nghèo tạo dựng công việc, sản xuất kinh
doanh mà còn giúp họ giảm thiểu rủi ro về kinh tế
và cuộc sống, từ đó, tăng thu nhập hộ gia đình. Nhờ
TÀI CHÍNHVI MÔ
ĐỐI VỚI CÔNGTÁC XÓA ĐÓI GIẢMNGHÈO
ThS. PHẠM NGỌC TRƯỜNG
Tài chính vi mô đóng vai trò rất quan trọng đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại khu vực nông
nghiệp, nông thôn - nơi có đến 90% người nghèo trong cả nước. Sự hoạt động hiệu quả của hệ
thống tài chính vi mô ở Việt Nam những năm qua đã góp phần quan trọng trong hiện thực hóa
chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Từ khóa: Tài chính vi mô, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...86
Powered by FlippingBook