5.1. So ky 1 thang 12 - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
79
tầng lớp trẻ có thu nhập và sức mua cao sẽ là điều
kiện thị trường tối ưu cho đầu tư FDI vào dịch vụ.
Thậm chí trong trường hợp Hiệp định TPP
không trở thành hiện thực thì cũng không ảnh
hưởng nhiều đến dòng vốn FDI vào Việt Nam,
đặc biệt từ Hoa Kỳ. Thống kê của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cho thấy, từ ngày 01/01/2016 đến ngày
20/11/2016, Hoa Kỳ đứng thứ 15 trong số 112 quốc
gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 56
dự án cấp mới, 238,08 triệu USD vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm. Rà soát lại con số đầu tư của
Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian gần đây cho thấy
không quá lớn. Cụ thể, năm 2012 tổng vốn đầu tư
của Hoa Kỳ là 125 triệu USD, đứng thứ 13; năm
2013 số vốn đăng ký tăng nhẹ lên mức 130 triệu
USD, tụt xuống vị trí 15; năm 2014, nhích lên vị trí
thứ 12 với tổng vốn trên 259 triệu USD, nhưng tới
năm 2015 lại nhảy xuống thứ 16 với tổng vốn trên
227 triệu USD. Trong 5 năm gần đây, mặc dù có
nhiều kỳ vọng từ TPP song các nhà đầu tư trong
khu vực châu Á vẫn là điểm sáng về thu hút FDI
của Việt Nam, chứ không phải Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sức ép về cạnh tranh thu hút các dòng
vốn ngoại vào Việt Nam không kém gì sức ép cạnh
tranh trong xuất khẩu, bởi cơ hội thu hút đầu tư
thông qua các FTA không chỉ dành riêng cho Việt
Nam mà còn cho tất cả các nước thành viên khác.
Nếu môi trường đầu tư của Việt Nam không được
đổi mới, nâng cao tính cạnh tranh, mà tụt hậu so với
các nước khác, khó có thể tận dụng được cơ hội thu
hút vốn đầu tư do FTA mang lại. Bên cạnh đó, với
những ưu đãi đầu tư từ các FTA, Việt Nam sẽ phải
đối mặt với nhiều dự án có hàm lượng kỹ thuật -
công nghệ thấp, dễ gây ô nhiễm môi trường trong
các lĩnh vực khác nhau như dệt nhuộm, may mặc,
da giày...
Một số giải pháp thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI
Chính phủ Việt Nam khẳng định, Việt Nam là
một điểm đến tin cậy, an toàn và là cơ hội tốt về đầu
tư và kinh doanh cho cộng đồng quốc tế. Điều này
mang lại niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư ngoại.
Trong thời gian tới, nhằm tận dụng lợi thế từ việc
tham gia các FTA, tiếp tục định hướng thu hút FDI
hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, một
số giải pháp cần triển khai, tập trung cụ thể:
Một là,
Chính phủ quyết tâm thực hiện các chính
sách bình ổn kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia và thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, tạo mọi điều
kiện thuận lợi và niềm tin vững chắc cho nhà đầu
tư khi đầu tư vào Việt Nam nhằm mang đến cơ hội
và thành công cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
trong khu vực và thế giới khi đầu tư, kinh doanh tại
Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách,
pháp luật nói chung và về lĩnh vực đầu tư nói riêng
để tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thuận tiện góp
phần thu hút đầu tư nước ngoài như cải cách thủ tục
hành chính, hoàn thiện chính sách thương mại, tài
chính, tín dụng, tiến tới đơn giản hóa các thủ tục hải
quan, thuế, thủ tục cấp đất/cấp giấy phép đầu tư;
Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thương
mại, tài chính nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu,
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phù hợp với
các cam kết của Việt Nam trong các FTA.
Hai là,
đổi mới chính sách thu hút FDI theo hướng
không quá nhấn mạnh số lượng mà là chất lượng,
thu hút có điều kiện về cả kinh tế, xã hội và môi
trường. Tập trung phát triển và thu hút đầu tư cho
ngành nông nghiệp: Kêu gọi đầu tư công nghệ cao
vào công nghiệp chế biến, bảo quản các sản phẩm
nông nghiệp. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch
vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy mạnh
phát triển dịch vụ hậu cần xuất khẩu: thu hút và
hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các kho ngoại quan
tại các khu công nghiệp nhằm nâng cao năng lực
vận chuyển, lưu giữ kho bãi… và hiệu quả của hoạt
động dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.
Ba là,
tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương
mại và du lịch thông qua việc xây dựng các chương
trình xúc tiến phù hợp với nhu cầu của doanh
nghiệp; Tập trung quảng bá thương hiệu cho các sản
phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam; Xây dựng
chính sách phát triển riêng đối với một số ngành cụ
thể. Chẳng hạn, đối với ngành dệt may, thực hiện
tái cơ cấu ngành để hoàn thiện chuỗi cung ứng và
phát triển ngành theo hướng bền vững theo hướng
khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp
phụ trợ cho ngành dệt may như dệt, nhuộm...
Bốn là,
đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo
điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát
triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Đầu tư nước ngoài (2016), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài
11 tháng năm 2016;
2. Tác động của FTA Việt Nam - EU đối với đầu tư (2015), Tạp chí Công nghệ
thông tin và truyền thông;
3. Trần Tuấn Anh (2016), Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho
giai đoạn tới;
4. Nguyễn Việt (2016), FDI vẫn đổ vào Việt Nam dù thiếu TPP “dẫn đường”,
Tạp chí Thương gia.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook