5.1. So ky 1 thang 12 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
85
Văn hóa doanh nghiệp – tài sản vô hình
Ngày nay, văn hoá doanh nghiệp (VHDN) đang
được coi là một loại tài sản vô hình. Loại tài sản
này có thể đưa DN ngày càng phát triển và lớn
mạnh, tuy nhiên nếu DN không biết nắm bắt và
phát huy thì nó sẽ đưa DN nhanh chóng đến chỗ
phá sản. Vậy VHDN là gì? Có hay không VHDN
ở các nước tiên tiến trên thế giới? Vận dụng nó ra
sao trong mỗi DN của Việt Nam thời hội nhập?
Làm gì để phát huy loại tài sản quý giá này?... là
những vấn đề mà bài viết muốn chia sẻ.
Khái niệm về VHDN đã được đưa ra thảo luận
từ khá lâu, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn có nhiều
cách hiểu khác nhau. Với cách hiểu VHDN là lực
lượng tinh thần, tinh thần ở đây là toàn bộ sự phấn
kích, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh theo
đúng nghĩa lành mạnh. Với cách hiểu VHDN là
lực lượng vật chất, cách này cho rằng, nhờ có cách
ứng xử văn hoá mà DN tạo ra được một lượng vật
chất nhiều hơn, tốt hơn…
Trên thực tế, mỗi nền văn hoá khác nhau đều
đưa đến nhận thức khác nhau và tác động đến hệ
thống VHDN khác nhau. Ở Nhật Bản, những người
lao động thường làm việc suốt đời cho một công ty,
công sở, họ được xếp hạng theo trình độ tay nghề
và bề dày công tác. Chính VHDN kiểu Nhật Bản đã
tạo cho DN một không khí làm việc dựa trên cơ sở
quan hệ với các thành viên như trong một gia đình,
họ gắn bó với nhau chặt chẽ trong quá trình làm
việc và sinh hoạt. Lãnh đạo DN luôn quan tâm đến
các thành viên về mọi mặt, cả về vật chất và tinh
thần, người lao động được tạo điều kiện để học hỏi
và đào tạo từ nguồn vốn của DN.
Còn tại Mỹ và các nước phương Tây, việc quyết
định số phận của một DN là các cổ đông. Vì mục
đích lợi nhuận được đặt lên hàng đầu nên VHDN
được đặt sang hàng thứ yếu và vì vậy ngày càng
xuất hiện nhiều người bị thất nghiệp do không có
việc làm. Đây là mặt trái nhưng qua đó cũng cho
thấy, người lao động dù bất cứ ở lĩnh vực nào cũng
phải luôn cố gắng, tự nâng cao trình độ chuyên
môn, tay nghề để đảm bảo có công ăn việc làm,
đảm bảo cuộc sống cho cá nhân, gia đình…
Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Thực tế cho thấy, dù ở đâu, VHDN cũng luôn
luôn tồn tại và nó tồn tại ngay chính trong mỗi
thành viên của DN. Tuy nhiên, VHDN lại có tính
đặc thù riêng, đó là bản sắc dân tộc. Minh chứng
là ở nước ta, trong thời phong kiến, đế quốc, lịch
sử đã ghi lại tên tuổi của những doanh nhân như
Bạch Thái Bưởi được coi là “vua vận tải đầu thế
kỷ XX”, Nguyễn Sơn Hà chủ hãng sơn Resistanco
đã dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều
hãng sơn đương thời… Thời đó, phong trào canh
tân đất nước đã kích thích nhiều người Việt lập
ra những hãng buôn lớn, đề cao tinh thần dân
tộc trong kinh doanh. Điều này cho thấy, trong
thời kỳ bị đế quốc thống trị, đã có nhiều doanh
nhân thấu hiểu được nỗi đau mất nước, thân
phận nô lệ, nên quyết tâm đề cao tinh thần dân
tộc trong kinh doanh - đó là một nội dung cơ bản
của VHDN thời đó.
Thời kỳ thực hiện thể chế kế hoạch hóa tập
trung, văn hóa trong các DN không thể hiện rõ
nhưng trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số
VĂNHÓA DOANHNGHIỆPVÀMỘT SỐVẤNĐỀ
ĐẶT RA CHODOANHNGHIỆPVIỆT NAMHIỆNNAY
NGUYỄN THÚY HẢI
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Không ai có thể nghĩ rằng những hãng kinh doanh nổi tiếng trên thế giới như: Gerneral, IBM,
Sear, Kodak, Digital Electronics chỉ trong thời gian ngắn đã đánh mất đi vị trí số một của mình, còn
nhiều công ty, tập đoàn như Toyota, Nissan, Masishuta, LG lại thành công vang dội trong và ngoài
nước. Lý do thật đơn giản nhưng cũng khó nhận biết, đó là bởi những doanh nghiệp này đã nhận
thức được giá trị của văn hoá và sớm tiến hành cuộc cách mạng văn hoá. Tại Việt Nam, xu hướng
xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng được nhiều doanh nghiệp chú trọng nhưng vẫn còn
những hạn chế nhất định.
Từ khóa: Văn hóa, doanh nghiệp, kinh doanh, tài sản
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86
Powered by FlippingBook