5.1. So ky 1 thang 12 - page 84

86
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
mô hình kinh doanh có hiệu quả, đã nêu lên một
số nét đặc trưng của VHDN thời kỳ đó, tinh thần
dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo vươn
lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn và là tiền đề
VHDN cho thế hệ doanh nhân, DN ngày nay kế
thừa và phát triển.
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986),
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được chấp nhận mở ra cho các DN, doanh
nhân nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa
quyết định để từng bước hình thành VHDN phù
hợp với bối cảnh và đặc điểm phát triển kinh tế -
xã hội, đó là động lực để phát huy sức mạnh dân
tộc cho công cuộc chấn hưng đất nước. Công cuộc
đổi mới đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát
triển đội ngũ doanh nhân mới, hình thành và phát
triển văn hóa doanh nhân mới, mở đường cho sự
hình thành và phát triển VHDN Việt Nam. Tựu
chung, VHDN thời kỳ này được biểu hiện trên hai
mặt: Mục đích kinh doanh và phương pháp quản
trị kinh doanh. Trong đó, mục đích kinh doanh là
quyết định toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nhân
và DN.
Mặc dù xu hướng xây dựng VHDN ngày càng
được DN trong nước chú ý và quan tâm, tuy nhiên,
VHDN của DN nước ta còn có những mặt hạn chế
nhất định. Đó là, một nền văn hóa được xây dựng
trên nền tảng dân trí còn thấp, môi trường làm
việc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn
ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh
tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn
bị ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao
cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng với
từng vị trí làm việc, có sự bất cập trong giáo dục
và đào tạo…
Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng, để bắt
kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, DN Việt
Nam cần thiết phải xây dựng được nếp VHDN
đặc thù cho riêng mình. Trước hết là phải coi
trọng và lấy con người làm gốc. Bồi dưỡng tinh
thần trách nhiệm của người lao động, kích thích
lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ. Đồng
thời, giáo dục ý thức cho người lao động coi DN
như là “nhà” của mình, để nó trở thành nhận thức
chung của cả tập thể và tạo nội lực phát triển DN.
Bên cạnh đó, có cơ chế quản trị hợp lý cho những
người có cống hiến cho sự phát triển của DN, tạo
tâm lý họ được tôn trọng và được hưởng lợi ích
vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra với
những chế độ thưởng, phạt hợp lý.
DN phải xây dựng quan niệm hướng tới thị
trường. Tuy nhiên, để có thể tự chủ và phù hợp
hơn với kinh tế thị trường, đòi hỏi DN phải nhanh
chóng hình thành quan niệm thị trường năng
động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao
gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ,
chất lượng đóng gói và chất luợng sản phẩm, các
dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm
thu hút khách hàng. Tất cả phải hướng tới việc
tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho
DN của mình.
Quan niệm “khách hàng là trung tâm” cũng
cần được chú trọng. DN hướng ra thị truờng suy
cho cùng là hướng tới khách hàng, lấy khách hàng
làm trung tâm. Nghĩa là DN phải nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, sau đó mới nghĩ tới
lợi nhuận.
Vấn đề an sinh xã hội và tinh thần trách nhiệm
xã hội cũng là điểm mạnh mà DN cần tập trung
thực hiện. Đây là những thách thức lớn đối với tất
cả các DN nước ta hiện nay. Chính sự phát triển
“nóng” và ồ ạt đang tạo nên những áp lực hết sức
nặng nề lên môi trường và gây lãng phí tài nguyên
thiên nhiên. Để góp phần giảm thiểu những áp lực
trên, các DN xây dựng và cần thông qua VHDN
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích
con người và cho các đời sau.
Tóm lại, DN không chỉ coi sản phẩm của mình
là bộ phận làm nên quá trình phát triển của nhân
loại mà phải xem việc xây dựng VHDN của mình
là một bộ phận của văn hóa nhân loại. DN đóng
góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà
còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều
mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ
cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy
khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ…
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
2. Đỗ Huy (2000) Văn hóa kinh doanh , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3. Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng VHDN Việt Nam trong
điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, NXB Thống Kê.
Để bắt kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải xây
dựng được văn hoá doanh nghiệp đặc thù cho
riêng mình. Trước hết là phải coi trọng và lấy
con người làm gốc, bồi dưỡng tinh thần trách
nhiệm của người lao động, kích thích lòng say
mê, tính chủ động, sáng tạo, giáo dục ý thức
cho người lao động coi doanh nghiệp là “nhà”
của mình, tạo nội lực phát triển doanh nghiệp.
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86
Powered by FlippingBook