5.1. So ky 1 thang 12 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
87
Đặc điểm, lao động của phụ nữ nông thôn
Thống kê cho thấy, hiện có đến 80% phụ nữ Việt
Nam sinh sống ở nông thôn, lực lượng này chiếm
khoảng 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp (riêng nông nghiệp, lao động
nữ chiếm 56,29%) và họ, hiện đang sản xuất ra hơn
60% sản phẩm nông nghiệp.
Do tác độngmạnhmẽ của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH) đất nước hiện nay, phụ nữ nông thôn
đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ không chỉ về vị trí, vai
trò mà cả về quy mô, cơ cấu lẫn tính chất. Cùng với quá
trình CNH, HĐH mạnh mẽ, lao động nữ nông thôn
cũng đang từng bước chuyển đổi việc làm của mình, cơ
cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của gia đình theo đó
cũng có nhiều chuyển biến, tỷ lệ hộ kinh tế thuần nông
giảm và hộ hỗn hợp - đa ngành nghề tăng lên, tương
ứng thì tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm và tỷ lệ lao
động nữ tham gia các ngành nghề thương mại, dịch vụ,
thủ công nghiệp và công nghiệp ngày càng tăng. Như
vậy, xu hướng dịch chuyển lao động nữ ở nông thôn
sẽ ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường lao
động chung của cả nước, nhất là các ngành kinh tế như:
thương mại - dịch vụ, công nghiệp và du lịch ở ngay
nông thôn hay ở các trung tâm kinh tế lớn.
Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hợp quốc kêu gọi
cộng đồng thế giới phải trao thêm quyền cho phụ nữ
và trẻ em gái đang sống ở các vùng nông thôn trên
khắp thế giới để xóa đói giảm nghèo. Bởi thực tế cuộc
sống cho thấy, phụ nữ là lực lượng lao động nông
nghiệp quan trọng, sản xuất ra phần lớn các sản phẩm
lương thực, tuy nhiên, vai trò, vị thế của họ chưa được
đánh giá cao. Phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực nông
thôn đang còn chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới về cơ
hội học tập, việc làm, tiếp cận thông tin và thụ hưởng
các thành quả của cuộc sống.
Những khó khăn và thách thức
Do khối lượng công việc sản xuất, kinh doanh quá
lớn, công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con và chăm
sóc người già lại quá nhiều... khiến phụ nữ nông thôn
phải đối diện với không ít khó khăn và thách thức. Cụ
thể gồm:
Thứ nhất, khả năng tiếp cận đào tạo nghề hạn chế
Theo khảo sát từ Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc
(UNWomen) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc
(FAO), hiện có hơn 70% lao động nữ nông thôn ở Việt
Nam không có khả năng tiếp cận đào tạo nghề do
hạn chế về trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp...
Phỏng vấn 10 người phụ nữ hiện đang sống tại thị
trấn Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thấy
rằng, do nếp suy nghĩ bảo thủ là con gái không cần
học nhiều, đã làm mất cơ hội tiếp cận các chương
trình đào tạo nghề của phụ nữ nông thôn, dẫn đến tỷ
lệ phụ nữ tiếp cận tới việc làm thấp hơn so với nam
giới, cũng như có rất ít phụ nữ đang giữ các vị trí
ra quyết định trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Những yếu tố về cơ cấu ngành nghề cũng góp phần
làm gia tăng khoảng cách thu nhập theo giới ở Việt
Nam, bởi phụ nữ chiếm số đông trong các ngành sản
xuất mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp khi
kinh tế gặp khủng hoảng.
Thứ hai, mức di cư của lao động nữ ngày càng tăng lên
Tốc độ đô thị hóa nhanh và sức ép của việc thu
hẹp đất đai canh tác, không có nghề phụ đã khiến cho
mức di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng
lên, dù chỉ là di cư tạm thời. Ước tính cả Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh có hơn 1triệu lao động nữ tụ cư để
tìm việc làm. Theo thống kê, lao động nữ di cư ở Việt
Nam có độ tuổi khá trẻ với hơn 60% phụ nữ có độ tuổi
KHÓ KHĂNVÀ THÁCHTHỨC CỦA LAOĐỘNGNỮ
KHUVỰC NÔNGTHÔNTRONGTIẾP CẬNVIỆC LÀM
LÊ THỊ THU HƯƠNG
- Đại học Sư phạm Huế
Dưới sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, phụ nữ nông
thôn ở nước ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ không chỉ về vị trí, vai trò mà cả về quy mô, cơ cấu
lẫn tính chất. Tuy là lực lượng lao động nông nghiệp quan trọng nhưng lao động nữ khu vực nông
thôn vẫn chịu thiệt thòi hơn so với nam giới về cơ hội học tập, việc làm, tiếp cận thông tin và thụ
hưởng các thành quả của cuộc sống.
Từ khóa: Lao động nữ, nông thôn, việc làm, nông nghiệp
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86
Powered by FlippingBook