5.1. So ky 1 thang 12 - page 86

88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
từ 15 đến 29 và 1/3 phụ nữ di cư lần đầu tiên khi còn
ở độ tuổi 15-19. Mặc dù vậy, hơn một nửa phụ nữ lao
động di cư đã có gia đình, chủ yếu là tại nơi xuất cư.
Chính vì vậy, có đến 62% phụ nữ lao động di cư đã
có con cái và khoảng 40% đang sống cùng với con cái
của họ tại điểm đến. Điểm chú ý là phụ nữ lao động di
cư hầu như chưa được qua đào tạo nghề hay chuyên
môn nghiệp vụ gì: chỉ có dưới 10% được đào tạo ở bậc
trung cấp, số còn lại mới chỉ tốt nghiệp phổ thông.
Theo nghiên cứu của Viện Bảo hộ lao động, nữ lao
động phổ thông ở các vùng nông thôn ra thành phố
làmviệc theo quan hệ thỏa thuận, không theo quy định
giờ giấc, không có chế độ bảo hiểm y tế, nhiều trường
hợp bị chủ nhà ngược đãi hoặc lạm dụng. Làn sóng
di cư này còn gây nên sự mất cân bằng về lực lượng
lao động nông thôn, về tỷ lệ người lao động tại các địa
phương và tiềm ẩn nguy cơ lây lan các dịch bệnh cũng
như tệ nạn xã hội. Do đó, việc làm cho lao động nữ
nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng là việc
làm cấp thiết, không chỉ để bảo đảm các mục tiêu kinh
tế - xã hội trước mắt mà còn bảo đảm các điều kiện để
phát triển bền vững.
Thứ ba, hạn chế trong nâng cao hiểu biết xã hội
Do cùng lúc phải đóng nhiều vai trò, nhất là vai
trò thay thế nam giới hầu như trong mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội nông thôn nên dẫn đến một
số hậu quả sau: Lao động quá sức, không có thời gian
nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hưởng
trầm trọng đến sức khỏe; Phụ nữ không có điều kiện
học tập, giao lưu, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh
thần... vì vậy, trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không
có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn
chế, lạc hậu; Khi sức khỏe của người phụ nữ nông
thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực
hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ...
Thứ tư, khó khăn trong hòa nhập với sự biến đổi mạnh
mẽ của đời sống kinh tế - xã hội
Do sức khỏe kém, trình độ văn hóa thấp, sự hiểu
biết xã hội hạn chế... phụ nữ nông thôn sớm muộn
sẽ rơi vào các tình trạng sau: Tự ti, mặc cảm, không
hòa nhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời
sống kinh tế - xã hội, từ đó từng bước xa rời quá
trình CNH, HĐH; Chất lượng lao động kém không
đáp ứng được nhu cầu về việc làm của CNH, HĐH;
Không có điều kiện, khả năng tham gia thị trường
lao động ở các đô thị, các khu công nghiệp và thị
trường lao động quốc tế; Từng bước mất dần vai trò
và vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế, văn
hóa, xã hội, hoạt động quản lý, lãnh đạo, cộng đồng
ở nông thôn. Do những thách thức nêu trên, cùng
với quá trình vợ, chồng do phải bươn chải kiếm
sống thường xuyên xa nhau nên những tác động
tiêu cực của xã hội trong điều kiện hiện nay có thể
dẫn đến nguy cơ ly hôn tăng cao, đời sống người
phụ nữ trở nên bấp bênh, không được bảo đảm, bản
thân người phụ nữ cũng không có điều kiện chăm
sóc chồng, con... Đây cũng là một thách thức không
nhỏ đối với hôn nhân và gia đình nông thôn trong
giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, lao động
nữ nông thôn đang có những biến đổi mạnh mẽ. Hiện
tại, phụ nữ nông thôn nói chung và lao động nữ nông
thôn nói riêng đang có vai trò và vị trí đặc biệt trong
đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Biến đổi của lao
động nữ nông thôn đang diễn ra theo ba xu hướng
cơ bản là: Thứ nhất, nâng cao chất lượng lao động nữ
nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của thời
kỳ mới; Thứ hai, từng bước chuyển dần từ lao động
nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại
và dịch vụ; Thứ ba, chủ động, tích cực tham gia thị
trường lao động quốc tế (cả trong nước và nước ngoài).
Việt Namđược LiênHợp quốc công nhận là quốc gia
xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm
qua tại khu vực Đông NamÁ; là nước đứng đầu trong
khu vực về xóa bỏ khoảng cách giới. Phụ nữ chiếm 48%
trong số tổng lao động có việc làm; trẻ em gái được đi
học ngày càng nhiều hơn... Tuy nhiên, để người phụ nữ
nông thôn tự khẳng định mình và bình đẳng với nam
giới là cả một chặng đường dài. Hiện nay số hộ nghèo ở
Việt Namnói chung vẫn chiếmtỷ lệ cao, số hộ nghèo này
tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Điều này đồng
nghĩa với việc phụ nữ nông thôn vẫn chịu rất nhiều khó
khăn, thiệt thòi trong cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
1.
;
2.
-
tion=34248&print=true;
3.
cong-tac-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon;
4.
-
nu-nong-thon.html.
Biến đổi của lao động nữ nông thôn đang diễn
ra theo ba xu hướng cơ bản là: Thứ nhất, nâng
cao chất lượng lao động nữ nông thôn nhằm
đáp ứng nhu cầu lao động của thời kỳ mới; Thứ
hai, từng bước chuyển dần từ lao động nông
nghiệp sang lao động công nghiệp, thương
mại và dịch vụ; Thứ ba, chủ động, tích cực tham
gia thị trường lao động quốc tế.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 86
Powered by FlippingBook