TCTC ky 1 thang 12 - page 10

12
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề,
y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Các quy định về tiêu chuẩn, định mức trong sử
dụng tài sản công (như trụ sở làm việc, máy móc
thiết bị...) trong các cơ quan hành chính và đơn vị
sự nghiệp được quy định và hoàn thiện cho phù
hợp với bối cảnh và tình hình thực tế. Ví dụ, về tiêu
chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được quy định
tại Quyết định 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999
đã được sửa đổi và hoàn thiện bằng Quyết định số
260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006. Theo đó, các quy
định về diện tích làm việc của mỗi cơ quan, đơn vị,
vị trí chức danh được quy định linh hoạt hơn…
Nâng cao hiệu quả hoạt động
đối với các đơn vị sự nghiệp công
Cùng với việc đổi mới cơ cấu và cơ chế phân bổ
nguồn lực từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập, trong thời gian qua, cơ chế hoạt động đối với các
đơn vị sự nghiệp công cũng đã có nhiều thay đổi tích
cực theo hướng đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, từ năm 2006
đến nay, các đơn vị sự nghiệp được trao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính. Việc trao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp có điểm
tích cực là nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tạo nhiều
không gian hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập
hoạt động gắn với trách nhiệm của các đơn vị nên thúc
đẩy các đơn vị sự nghiệp chủ động hơn, năng động và
sáng tạo nhiều hơn trong các hoạt động quản lý cũng
như cung cấp dịch vụ. Các đơn vị sự nghiệp đã chủ
động sắp xếp lại bộmáy, tổ chức lao động phù hợp với
tình hình thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu suất
công việc; thực hiện phân bổ và sử dụng nguồn lực tài
chính đảm bảo tính hiệu quả; phát huy mọi khả năng
của đơn vị để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
cũng như cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã
hội. Cùng với việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo
của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm còn giúp giảm bớt sự can thiệp trực tiếp
của cơ quan quản lý cấp trên cũng như giảm bớt tình
trạng trông chờ, ỷ lại của các đơn vị sự nghiệp công lập
cấp dưới. Cơ chế hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp
công lập cũng thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập
chủ động huy động các nguồn vốn thông qua nhiều
hình thức, góp phần tăng nguồn thu sự nghiệp, tăng
thu nhập cho cán bộ, viên chức, tăng cường cơ sở vật
chất, kỹ thuật đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài ra, cơ chế hoạt động theo hướng giao quyền tự
chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập cũng tạo sự minh
bạch, tăng cường tính công khai và phát huy tính dân
chủ trong các đơn vị sự nghiệp công...
Nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực
NSNN, hiệu quả hoạt động cho đơn vị sự nghiệp
công lập, những vấn đề đặt ra cần giải quyết gồm:
Thứ nhất,
thể chế về phân bổ NSNN cho đơn vị sự
nghiệp công lập mặc dù đã hướng tới theo kết quả hoạt
động nhưng cần được quy định cụ thể hơn. Việc phân
bổ nguồn lực NSNN theo chức năng, nhiệm vụ được
cấp có thẩm quyền giao nêu tại Nghị định 16 là một
trongnhững tiêu chí đòi hỏi cầnphải được cụ thể và làm
rõ hơn nữa. Ngoài ra, mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp ở
mỗi ngành, lĩnh vực cũng có những đặc thù nhất định
đòi hỏi cần có hệ thống bộ tiêu chí phân bổ NSNN cụ
thể. Việc hướng tới phân bổ ngân sách theo kết quả hoạt
động cũng đòi hỏi phải giải quyết nhiệm vụ mà Chính
phủ đã giao các Bộ, cơ quan trung ương và UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ươngđã được nêu tại Nghị
định 16/2015/NĐ-CP mà chưa được giải quyết triệt để,
đó là có trách nhiệm xây dựng, ban hành hoặc trình
cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản: (i) Danh mục
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực
quản lý; (ii) Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp
công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; (iii) Định
mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành các dịch vụ sự
nghiệp công do Nhà nước quản lý; (iv) Tiêu chí, tiêu
chuẩn dịch vụ sự nghiệp công; (v) Cơ chế đặt hàng, đấu
thầu dịch vụ sự nghiệp công...
Thứ hai,
để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập, các vấn đề
gây cản trở tới quá trình hoạt động của đơn vị sự
nghiệp công cũng cần được giải quyết như:
(1) Một số định mức, tiêu chuẩn quy định mang
tính chất chung các đơn vị sự nghiệp công lậpphải
tuân thủ, như tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
nhà làm việc; trang bị điện thoại; chế độ công tác phí
nước ngoài; tiếp khách nước ngoài, hội thảo quốc tế...;
(2) Quy định về hoạt động liên doanh, liên kết còn
dẫn tới lúng túng trong thực hiện;
(3) Quy định về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công
có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội hóa
nhưng còn bất cập. Cụ thể: (i) Mặc dù, Nghị định
16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 đã quy định về giá, phí
và lộ trình tính đủ giá, phí để đơn vị sự nghiệp công
và các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thực
hiện và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách
sử dụng dịch vụ sự nghiệp công nhưng quy định tại
Nghị định 16//2015/NĐ-CP còn chưa cụ thể và cần có
văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể hơn để có căn cứ
thực hiện; (ii) Các quy định về phí chuyển sang giá dịch
vụ công cần được quy định cụ thể hơn và phải lường
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...114
Powered by FlippingBook