TCTC ky 1 thang 12 - page 105

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
107
Campuchia, từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của các địa phương có chung đường biên giới
với các nước bạn.
Theo thống kê, cả nước hiện nay có 21 tỉnh trong
tổng số 25 tỉnh có biên giới đất liền được duy trì khu
kinh tế cửa khẩu, trong đó giáp Trung Quốc có 6
tỉnh, giáp Lào có 8 tỉnh và giáp Campuchia có 8 tỉnh
(do khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y vừa giáp Lào,
vừa giáp Campuchia); sẽ có 4 tỉnh thành lập khu
kinh tế cửa khẩu theo kế hoạch dự kiến trong giai
đoạn 2016- 2020. Ngoài ra, giai đoạn 2016-2020, tỉnh
Quảng Trị sẽ được thành lập thêm 1 khu kinh tếcửa
khẩu (La Lay). Tính cho đến nay, cả nước đã có 28
khu kinh tế cửa khẩu và đến hết năm 2020 Việt Nam
dự kiến sẽ có tổng cộng 30 khu kinh tế cửa khẩu.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, các khu kinh tế
cửa khẩu đã thu hút gần 800 dự án đầu tư, trong đó, có
700 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu
tư trên 50 nghìn tỷ đồng và khoảng 100 dự án có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là
700 triệu USD. Kết quả này cho thấy, khu kinh tế cửa
khẩu có sức thu hút đầu tư khá mạnh mẽ, không chỉ
đối với các nhà đầu tư trong nước mà cả với các nhà
đầu tư nước ngoài. Các khu kinh tế cũng khẳng định
rõ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội,
bảo đảm an ninh quốc phòng tại các tỉnh miền núi,
biên giới. Một số vai trò và lợi thế nổi bật của các khu
kinh tế cửa khẩu đã được ghi nhận như sau:
Thứ nhất,
góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường
xuất nhập khẩu hàng hóa. Do vậy, việc quan tâm triển
khai hiệu quả các chính sách ưu đãi, sẽ thu hút sự quan
tâm đầu tư của doanh nghiệp hai bên, nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trao đổi; Thúc đẩy
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên
Kể từ năm 1996, với chính sách thí điểm lần đầu
tiên áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh),
đến nay càng khẳng định việc phát triển loại hình
khu kinh tế cửa khẩu là chủ trương đúng đắn và
cần thiết nhằm tăng cường hoạt động thương mại
góp phần phát triển kinh tế theo phương châm “đa
dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ hợp tác kinh
tế, thương mại giữa nước ta với Trung Quốc, Lào,
Vai trò của Khukinhtế cửa khẩu
đối với phát triểnkinhtế - xãhội vùngbiên
Nguyễn Thế Bằng
- Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng *
Theo thống kê, hiện cả nước có 21 tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu tại biên giới với khoảng 25 cửa
khẩu được quy hoạch làm khu kinh tế cửa khẩu, hoặc được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa
khẩu. Các khu kinh tế này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
các tỉnh miền núi, biên giới. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, các khu kinh tế cửa khẩu cũng gặp
không ít những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển. Bài viết đề xuất giải pháp phát
triển bền vững các khu kinh tế cửa khẩu của nước ta trong thời gian tới.
Từ khóa: Khu kinh tế, miền núi, biên giới, cửa khẩu, thương mại, công nghiệp
According to statistics, there are 21
provinces having border economic zones
with total number of 25 border gates which
are planned or applied the policy of border
economic zone. These zones play important
role in socio-economic development of the
mountaineous provinces, however, in addition
to the advantages, there are also difficulties
and challenges. By studying the role of
border economic zones in socio-economic
development, the paper recommends solutions
to sustainable development of these zones in
the future periods.
Keywords: Economic zones, mountaineous ares, border,
border gate, commerce, industry
Ngày nhận bài: 8/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/11/2017
Ngày duyệt đăng: 28/11/2017
*Email:
1...,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 106,107,108,109,110,111,112,113,114
Powered by FlippingBook