TCTC ky 1 thang 12 - page 112

114
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Các hình thức liên kết, hợp tác
trong chuỗi gia cầm tỉnh Thái Bình
Chuỗi ngành hàng gia cầm của Tỉnh gồm chuỗi
gà, vịt lấy thịt và lấy trứng. Hợp tác xã chuyên
ngành chăn nuôi chưa được thành lập nên hình thức
hợp tác cơ bản và nổi bật nhất là câu lạc bộ chăn
nuôi và nhóm chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ. Các
hình thức liên kết dọc chính được hình thành giữa
doanh nghiệp/cơ sở cung ứng giống - nông dân; đại
lý cung ứng thức ăn chăn nuôi (TACN) - nông dân;
công ty/trung tâm cung cấp giống – nông dân. Các
mối liên kết hình thành trên 2 cơ chế cụ thể:
Liên kết theo cơ chế hợp đồng chính thống bằng
văn bản, hình thành giữa nông dân - công ty cung
ứng TACN kiêm cung ứng giống, nông dân- công
ty cung ứng giống, công ty-đại lý cung ứng TACN.
Mô hình này đang được triển khai ở tỉnh Thái Bình
bởi các công ty lớn như: New Hope, DABACO. Các
hợp đồng hợp tác sản xuất cũng được thực hiện bởi
các doanh nghiệp cung ứng TACN khác như ANT,
Sunjin, Nam Việt, Tích Phan, Việt Phương có đủ tiềm
lực tài chính ở TP. Thái Bình.
Hình thức liên kết theo cơ chế hợp đồng phi chính
thống (hay thường gọi là hợp đồng miệng, hợp đồng
trên cở sở uy tín và tin tưởng lẫn nhau) hình thành
phổ biến trong các liên kết dọc giữa nông dân và đại
lý để mua TACN trả chậm hoặc các vật tư khác. Từ
kết quả điều tra, số lượng hộ xếp vào nhóm liên kết
theo hợp đồng phi chính thức là 149 hộ, tương ứng
43% số mẫu điều tra. Trong đó, có 110 hộ liên kết phi
chính thống với đại lý TACN, 25 hộ liên kết với các
doanh nghiệp cung ứng TACN, 14 hộ tham gia HĐ
phi chính thống với công ty giống, trung tâm giống.
Liên kết theo cơ chế chính thống bằng văn bản
có thể phân biệt được rất rõ với liên kết phi chính
thống không thông quan hợp đồng hợp tác sản xuất
hay cung ứng sản phẩm. Nhưng liên kết phi chính
thống thì thường khó phân biệt với các hộ chăn nuôi
độc lập (43,8% số hộ còn lại). Chăn nuôi độc lập trên
thực tế là các hộ không có bất kể ràng buộc với bất
kể đại lý hay nhà cung ứng vật tư nào.
Do không thành lập các hợp tác xã chuyên ngành
trên địa bàn Tỉnh nên hình thức liên kết ngang rõ
ràng nhất là hình thức câu lạc bộ chăn nuôi hình
thành giữa nông dân nuôi gia công, hoặc hình thành
do một số trang trại/gia trại là thành viên của 2 hiệp
hội chuyên ngành có ảnh hưởng lớn là Hiệp hội
Chăn nuôi gia cầm và Trang trại nông nghiệp và
Hiệp hội Chăn nuôi thú y tỉnh Thái Bình
Liên kết, hợp tác là động lực
cho phát triển chăn nuôi bền vững
Tham gia hợp đồng chính thức và phi chính thức,
các hộ chăn nuôi có tính gắn kết cao hơn và giảm thiểu
các rủi ro trong sản xuất. Khi chăn nuôi gia công, nông
dân được hỗ trợ phổ biến nhất là vật tư (55,4% số hộ
được nhận); tiếp đến là giống, kỹ thuật, và hỗ trợ vốn
(khoảng 2,1% số hộ) hoặc được mua vật tư với chất
lượng cao, tránh được rủi ro đầu vào sản xuất...
Liên kết chính thống bằng văn bản giúp giảm
thiểu vi phạm hợp đồng, gắn kết chặt chẽ giữa các
tác nhân trong kinh doanh. Lợi ích khi tham gia hợp
đồng gia công là khả năng tập trung nguồn lực cho
chăn nuôi quy mô lớn. Tỷ lệ phá vỡ hợp đồng xảy ra
với 8,0% số hộ nuôi gia cầm lấy thịt (trong đó, nuôi
gà 9,5%) với các lỗi vi phạm thường liên quan đến
số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng (Bảng 1).
Tham gia liên kết, hợp tác người chăn nuôi sẽ có
hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi độc lập. Từ
kết quả kiểm định ở Bảng 1 có thể thấy, đối với nuôi
gia cầm lấy trứng, sự khác biệt của hai nhóm độc lập
và tham gia ít nhất một hình thức liên kết hoặc hợp
tác là chưa khác biệt về thống kê. Nhưng xét riêng
về tham gia liên kết thì nhóm này có hiệu quả cao
hơn nhóm độc lập. Hộ chăn nuôi gia công có mức
thu nhập hỗn hợp/lứa cao hơn so với hộ độc lập từ
1,9 đến 3,2 lần, trung bình lợi nhuận/kg thịt gia cầm
cao hơn khoảng 2 lần ở mức ý nghĩa thống kê 90%.
Từ đó có thể kết luận tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư
trung gian đạt 30%. Đây là mức hấp dẫn so với lãi
suất ngân hàng và các hoạt động kinh tế khác của hộ.
Kết quả phỏng vấn các hộ dân cho thấy, khi tham
gia hợp tác, các thành viên có thông tin tốt hơn, tăng
khả năng đàm phán với doanh nghiệp gia công.
Việc kết nạp thành viên và phân phối thu nhập theo
quy định của điều lệ; được hưởng các phúc lợi của
tổ chức hợp tác.
Yếu tố cản trở đến phát triển
các hình thức hợp tác, liên kết
Tiếp cận tín dụng hạn mức lớn là một trong các
yếu tố quan trọng cho chăn nuôi trang trại, nhất là
vốn lưu động. Chính sách cho vay hiện hành quy
định trần hạn mức vay đối với sản xuất nông nghiệp
trung bình khoảng 500 triệu đồng, trong khi suất
đầu tư/trại chăn nuôi thâm canh của hộ (nhất là hộ
nuôi gà trắng thịt, quy mô trên 10 nghìn con) cần
vốn vay lưu động gấp khoảng 2 lần, trung bình một
hộ chăn nuôi lớn vay số vốn gấp 5 lần hạn mức tối
đa theo quy định.
Xét riêng về cơ chế hợp đồng, sự thỏa thuận giữa
doanh nghiệp và nông dân dựa theo nguyên tắc cùng
1...,102,103,104,105,106,107,108,109,110,111 113,114
Powered by FlippingBook